0

From: all (ANHLUULINH)
To: all (ANHLUULINH)

Warsaw – Tuy xa mà gần

Cũng còn hơn tiếng nữa mới đến giờ, mình nằm vắt chân vừa lột cam ăn vừa nhìn qua khung cửa sổ. Nhà ga nằm ngay đối diện bên kia đường chưa đầy trăm bước chân. Chuyến tầu của mình sẽ khởi hành đi Warsaw (Warszawa – Vác Sa Va) khoảng 10 giờ sáng và đến nơi khoảng giữa trưa. Đoạn cuối của cuộc hành trình này không có điều gì phải bận tâm vì mình đã dặt sẳn khách sạn gần phi trường và có xe đưa đón, thêm nữa từ nhà ga trung tâm đến khách sạn chỉ cần đi một tuyến xe buýt. Và thêm nữa, Rake dặn khi tàu gần đến thì nhắn, Rake sẽ ra rước. Mình có cảm giác như đang chuẩn bị về nhà hơn là đến một thành phố lạ - không có tí nôn nao cũng chẳng bỡ ngỡ.

Warsaw là nơi hàng trăm nghìn tấn bom đạn đã san bằng gần như bình địa bởi cả Đức Quốc Xã. Warsaw là thành phố phục chế sau đệ nhị thế chiến, và cũng là nơi hình thành khối cộng sản anh em đối lập với phe đồng minh NATO. Thật sự Warsaw không gợi cho mình một sự tò mò nào cả. Vậy cũng hay, không có ước vọng thì sẽ không thất vọng.

Tầu đi Warsaw khá hiện đại, khang trang và sạch sẽ - thiết kế và trang bị gần như trên phi cơ. Cứ 2 người một ghế, khoang hành lý trên trần – đây là kiểu thiết kế để chuyên chở tối đa. Ngồi kế bên mình là một cụ bà khá vui vẻ. Khi tàu bắt đầu chạy thì mình gắn dây vào điện thoại ư a học ba mớ tiếng Balan, còn bà thì cặm cụi đan len.

Tàu đi ngang những cánh đồng, kể ra cũng khá xanh tốt

https://goo.gl/photos/6g3sRsf17ie4oTJHA

https://goo.gl/photos/aCfXHEqTGhYAELgZ7

https://goo.gl/photos/omgbLcKDyEX7YgMf7

 

Được chốc thì bà bắt chuyện khi thấy mình ú ớ lẩm nhẩm gì đó. Thế là nói chuyện qua Google Translate. Vì mình dùng quen nên Google Translate có thể dịch trọn câu sang tiếng Balan; ngược lại vì lạ nên bà ta nói khá nhiều và khá nhanh nên Google cứ cà lăm, ngọng, hoặc dịch tầm bậy. Mỗi lúc như vậy thì bà ta lại cuống lên lập lại liên tục làm Google càng thêm lẫn lộn và bà lại quýnh quáng lên trông rất buồn cười. Những người xung quanh khe khẽ cười, thi thoảng họ cũng đưa mắt nhìn sang bọn mình. Những người xung quanh ai cũng nghe và hiểu cuộc đàm thoại của chúng tôi, chỉ trừ hai người chúng tôi là ú ớ chữ đực chữ cái. Nhưng không sao, họ khá thân thiện và có vẻ khoái nghe lõm xem chúng tôi đang nói gì, và họ có phần tự hào vì tôi đang chăm chú học phát âm tiếng Balan từ bà giáo bất đắc dĩ kia.

Bà chỉ cách phát âm, mình lấy giấy nghi lại và phát âm theo. Bà có vẻ thích thú khi thấy cây bút bi của mình có khắc tên một trường đại học của Balan. Bà móc trong bị ra chùm nho mời dùng. Bà bảo bà có 2 người con ở hai nơi khác nhau, bà đi thăm chúng và mấy đứa cháu, hôm nay bà về nhà. Bà hỏi tôi từ đâu đến, làm gì ở Balan. Chúng tôi dùng gần cả giờ đồng hồ để trao đổi vài câu hỏi xã giao. Thật tuyệt vời vì thời gian đã đi qua tự lúc nào.

Rake nhắn tin hỏi tầu khi nào đến, và bảo chụp tấm hình gởi qua để dể nhận dạng. Mình chưa bao giờ selfie, và cũng không biết làm sao gởi hình qua Viber, thế là ngồi mò. Bà ta cũng đeo kính tò mò xem mình làm gì. Lúc mình chụp tấm selfie bà cũng nghiêng người chụp chung. Có lẽ bà nghĩ mình muốn chụp tấm ảnh làm kỷ niệm.

Anh Rake nhà mình nhắn tin lại ”A, đầu bạc đeo kính cơ à J”, mình “hehehe, bà bạn đồng hành”, Rake “khẩu vị cũng lạ dữ”.

Anh bạn Rake này tuy mình chưa gặp nhưng đã vài lần trao đổi tin nhắn, có lẽ chúng tôi lớn lên cùng một khoảng thời gian và không gian nên có nhiều điểm tương đồng.

Tầu dừng, có mấy hành khách báo cho mình biết đã đến ga trung tâm Warsaw, à thì ra họ vẫn dõi theo câu chuyện của chúng tôi. Mình tạm biệt và tặng bà bạn đồng hành cây bút bi mình đang dùng. Bà cám ơn rối rít - mình chỉ mượn hoa cúng phật mà thôi.

 Rake bảo khu Việt Nam ở gần đó và cũng gần khách sạn, nên đi kiếm gì ăn trước khi họ đóng cửa. Mình hỏi mới giữa trưa thứ 7 sao họ lại đóng cửa sớm thế chứ nhỉ. Rake bảo, à thì họ bán từ sớm kia mà, trưa rồi hết khách. Mình vẫn còn u mơ chưa hiểu. Nơi mình ở, cuối tuần là những ngày buôn bán được nhất, và nhất là sau giờ trưa mới là giờ cao điểm. Mình đùa, sao giống chợ quê vậy, nắng lên là tàn cuộc.

Rake “đúng đấy”, lúc Rake còn đi học, đi tàu đến đây 4-5 giờ sáng là gần hết khách rồi. Chợ nhóm từ 1 giờ sáng kia, khách Tây chúng đón xe đến sớm lắm.

Mình có lạ gì chợ quê, sau canh 3 gà gáy là đã gồng gánh đem đồ ra chợ cách đó hàng chục cây số. Đến chợ lúc tờ mờ sáng thì may ra còn có bạn hàng họ mua cho, không thì phải ngồi cả ngày bán lẻ chả được bao nhiêu vì mọi người đã về đi làm hết rồi. Nhưng, ở đây là thủ đô cơ mà! Có nhiều việc, ngôn ngữ khó mà diễn đạt được.

Hai thằng đực rựa chúng tôi ghé vào một quán phở, Rake gọi 2 bát phở với lòng đỏ trứng gà. Mình vừa ăn vừa thầm quan sát. Bát phở dùng bánh phở mềm đặc trưng của dân Bắc, nhưng lại có giá, thịt không băm bằng sóng dao mà sắt lát. Bát phở nóng vẫn hay hơn miếng thịt chiên. Người Việt ở đây mang một bản sắc hoàn toàn khác những nơi mình đã đi qua. Dĩ nhiên mình biết, người Việt ở Đông Âu hầu hết lớn lên trong chế độ cộng sản và Balan vẫn còn rất lâu mới thay đổi được tư duy thời cộng sản. Ở đây, mình tìm thấy rõ bản sắc hợp tác xã và phong cách chạy chợ của Việc Nam rất thuần túy. Cứ như có một cơn lốc nào đó trong phút chốc hốt trọn một vùng chợ và đem đến nơi này. 

Và đây là chợ An Đông, tạm gọi như thế

https://goo.gl/photos/Aophg6ssW4EVooH7A

Nhìn bề ngoài thì nó giống như một nhà xưởng, tuy nhiên khi bước vào bên trong thì một cảnh quen thuộc hiện ra

Đây gian hàng áo lót: https://goo.gl/photos/Aophg6ssW4EVooH7A

Đây những gian hàng nhìn từ tầng trên: https://goo.gl/photos/4bB5bjXqEsegaqWQA

https://goo.gl/photos/D5sCn6L2m36y8Qmw6

Tầng dưới là tầng buôn bán, có những gian hàng bày la liệt quần áo trên sàn gạch bông. Tầng trên là nhà kho chứa đồ, có những khu như những container vuông dùng chứa đồ.  Mình đứng đó nhìn xuống, chả khác nào vài tháng trước trong chợ An Đông mình cũng đứng nhìn xuống như vậy. Và một điều trùng lặp nữa là mình cũng đi nhà vệ sinh trên tầng lầu. Mình bật cười khi nghe một người bán hàng bên dưới kêu réo gì đó bằng tiếng Việt. Rake bảo, ở đây có mấy người chuyên nấu thức ăn rồi đăng lên facebook, ai muốn ăn món nào của ngày hôm đó thì báo, thế là họ đem đến. Và dĩ nhiên, có rất nhiều sắc dân làm chủ các sạp/kiosk bán đồ này.

Mình và Rake đi vào một cái chợ thực phẩm Á Đông https://goo.gl/photos/dS2GeYSBuJBG3Jn27

https://goo.gl/photos/EYhPAWkXVA1MDNzW7

https://goo.gl/photos/DUZE5Nggsy7iyv4F8

Không có gì đặc biệt vì nó vốn là một cái chợ - và chợ thì như cầu cất giữ và trưng bày thì gần như giống nhau. Tuy nhiên, nếu không phải là gian hàng thực phẩm, thì mình thật sự chưa thấy các gian hàng trưng bày như kiểu đầu mối như thế này. Có lẽ hệ thống phân phối và siêu thị ở Balan vẫn chưa hoàn hảo.

Rake dẫn mình đi vào một khu chợ gần đó, nhìn có vẻ như chợ trời

https://goo.gl/photos/hQZz9AK3eny6quNu8

https://goo.gl/photos/KRaZXQBNo3sKFkFo8

https://goo.gl/photos/oSKvYovYAVQPynwFA

Ôi cơ man nào là áo quần, Rake kể về những ngày đầu đến Balan, như những người khác, sáng tờ mờ lạnh cóng đứng bán mấy cái quần bò, lại bị cảnh sát tóm. Những cảnh đời ở lậu làm lậu mình có xa lạ gì vì mình có quen mấy người Mễ cư trú bất hợp pháp, thi thoảng lại bị cảnh sát tóm, ra tòa bị phạt vạ đủ điều vì những việc tuy cỏn con nhưng họ không thể có được như tấm bằng lái xe. Họ cứ vươn lên, mình dẫu mũi lòng xót xa, cũng chả giúp được gì.

 

Điều thú vị ở khu chợ này là những khu làm móng và hớt tóc. Đó là một dãy dài gồm những kiosk đối diện nhau chỉ chuyên về làm móng hoặc hớt tóc san sát nhau. Mình vừa đi vừa đếm “tóc, nail, tóc, tóc, nail, nail, nail, tóc . . . “ và họ vẫn có khách. Đó chính là cái cảm giác chợ và hợp tác xã mà mình cảm nhận được. Mọi người vì nhu cầu chung, hình thức bên ngoài không phải là điều đáng quan tâm . . . trong chợ. Và đôi khi phong cách ứng xử cũng rất chợ, và tiệm ăn thì hơi giống mấy quầy ăn uống hợp tác xã thuở nào.

Tiệm làm móng: https://goo.gl/photos/wpYNriduCz1waudh7

https://goo.gl/photos/MpTg9Gm8S3L9PZ5f8

https://goo.gl/photos/1rZcxpP8GQVoqyY48

https://goo.gl/photos/NCqD9he4FYfrQqtw7

Mình bảo, chốn xô bồ như thế này chắc dễ kiếm tiền. Rake bảo, đúng thế, trước kia rất dễ, tuy nhiên chính phủ càng ngày càng làm căng nên làm ăn cò con bên ngoài cũng khó khăn hơn. Mọi sự như có vẻ tạm bợ, hầu như Balan chưa phải là nơi có thể giữ được chân họ.

Mình thấy cũng tếu, hầu hết ai cũng nói giọng Bắc. Mình nghe ra giọng trọ trẹ miền Trung lai Bắc, miền Nam lai Bắc, going Bác từ đâu đó . . ., nhưng lại không nghe ra giọng Bắc mà mình quen thuộc. Mình chợt nhớ thằng em họ, mỏ vẩu, da xậm mầu, cha mẹ nẩu, lớn lên trong Nam, mình về nghe nó nói giọng Bắc lớ lớ. Cứ tưởng nó pha tiếng chọc quê mình. Nó bảo làm ăn với mấy thằng COCC riết, nhiễm luôn – không nói giọng Bắc, khó mà nhập bọn. Ờ thì cũng đúng, mình nói giọng Nam rặt có mấy ai để ý.

Rake hẹn mình tối gặp lại, mình cũng cần ngủ tí cho tỉnh táo.

Nằm mãi chả ngủ được, mình nhảy xe buýt vào phố.

Nói đến Warsaw, phải nhắc đến tòa nhà Pałac Kultury i Nauki của nhà độc tài Stalin xây tặng nước Balan anh em

https://goo.gl/photos/yxxkzqAi2SczwLYq9                                                       

Tòa nhà này rất đồ sộ và chiếm một vùng không gian rộng lớn trong lòng thủ đô Warsaw. Tuy bên ngoài có vẻ dơ dáy cũ kỷ, nhưng khi đêm về hệ thống những ánh đèn lung linh nhiều màu chiếu vào nhìn cũng rất bắt mắt.

Con đường  Zwirki I Wigury từ phi trường đi vào phố thẳng tắp, hai bên có những tàn cây rất thơ mộng. Đây có lẽ là con đường đã đem lại cảm hứng cho Tố Hữu khi đến Balan năm xưa để có thể thốt lên “Em ơi! Balan …”, và dĩ nhiên, những hàng cây kia chả phải là cây Bạch dương.

Mình đi thẳngng vào phố cổ, có lẽ một phần nào đó của phố này vẫn còn sót lại sau chiến tranh.

Một đám đông đứng xem nhào lộn https://goo.gl/photos/mhKSatKk2Q8enNATA

https://goo.gl/photos/hQd5LV6k3ShELWuC9

Một góc thánh đường: https://goo.gl/photos/RCbJPqvvWAnxrsBe9

Một góc phố https://goo.gl/photos/GMSiy1BGxnRa6FWu6

Quảng trường https://goo.gl/photos/3JwBy7xMTU87uiT66

Một cô gái say sưa bên cây vĩ cầm https://goo.gl/photos/uiU7ev5MYRsdfmyN6

Quán đã lên đèn https://goo.gl/photos/YYYkxgPbXnxeLwzv7

Hậu cung https://goo.gl/photos/zTQnQE8WMRZW9A3S8

Có lẽ điều làm mình chú ý nhất đó là những chiếc ổ khóa móc chặt vào những thanh sắt hiên sau tòa cung điện nhìn xuống dòng sông Vistula chạy quanh. Có một tục lệ không biết tự lúc nào mà ở những nơi phong cảnh hữu tình và cheo leo những cặp tình nhân sẽ móc vào đó một ổ khóa thể hiện cho sự gắn kết của đôi lứa. Rồi sau đó, khi có dịp họ sẽ đến tìm lại ổ khóa nọ. Dĩ nhiên là họ sẽ không tìm thấy vì nó đã bị cắt bỏ mất rồi.

Ổ khóa tình yêu https://goo.gl/photos/1FVx5bGQrBTJ8ro78

Mình định vào viếng Palace Slubo thì thấy hai đoàn người xếp hàng trước cửa tay cầm kim xuyến và giấy màu đứng kiên nhẫn chờ. Mình nghĩ không biết ai là người họ đang chờ bước ra để tung kim tuyến.  

https://goo.gl/photos/gm3K2BLTvAjzivjBA                                      

Tổng thống thì ở đây, cách phố cổ vài phút đi bộ https://goo.gl/photos/Q9RVpB7ZvQMFZwuM8

Rake gọi đến rủ đi ăn tối, mình đón xe về lại khách sạn, để rồi cùng nhau quay lại phố cổ nơi có một quán ăn Rake bảo khá nổi tiếng. Dĩ nhiên, mọi sự nổi tiếng đều đi kèm một chuỗi dài đợi chờ. Và chờ đợi có lẽ không thích hợp lắm với chúng mình, nên cuối cùng bọn mình đi đớp KFC.

Quán ăn https://goo.gl/photos/gKFNRRuJ5d28UYEA7

Bia https://goo.gl/photos/HXXYWZLX1hXqga4E8

Mình lại được dịp nghé thăm nơi Rake ở, kể ra cũng thật tiện lợi, chả bù mình mỗi ngày phải bỏ gần 2 giờ ngồi xe.

Tạm biệt Rake, mình đi ngủ sớm, trưa hôm sau bay đi rồi, sáng mình phải dậy sớm đi thăm Chopin.

mai mình post phần kết 

EDITED: 26 Oct 2016 01:51 by ANHLUULINH