Bảo - 253 cột điện gãy

From: Vivivo20 Sep 2020 17:36
To: Kcl 3 of 41
Đoc comment on facebook thì cột điện không có cốt sắt là để khỏi bị truyền điện đó bác
From: AlphaTrio20 Sep 2020 21:38
To: ALL4 of 41
Prestressed concrete electric poles using centrifugal casting method do have wired cage.
https://theconstructor.org/concrete/prestressed-concrete-poles-design/7176/

Idea of "avoiding steel reinforcement" for concrete electric pole is hogwash.





 
From: AlphaTrio20 Sep 2020 21:39
To: ALL5 of 41
The issue of longevity with reinforced concrete, it all boils down to cost -- cheaper
https://theconversation.com/the-problem-with-reinforced-concrete-56078

From: Dama21 Sep 2020 09:20
To: Kcl 6 of 41
Họ nói đúng đó bác. 
"Tiêu chuẩn" thông thường ở VN là vậy.
Cột điện gãy đỗ do bão, cầu sập do xe quá tải, đường chờ lún (có biển báo trước)
From: Kcl22 Sep 2020 08:41
To: Dama 7 of 41
Không phải 230 mà 400 cột điện ở Huế bị gãy đổ, nhìn trong ruột trống rỗng gọi là "ly tâm dự ứng lực" , ly tâm là ruột không có là đúng rồi .
Cháy nhà rồi mới ra mặt chuột .
From: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG)22 Sep 2020 16:09
To: ALL8 of 41
Qua cơn bão gần đây ở VN, có 253 cột điện bị gió thổi gãy. Một số người cho rằng vì cột không có cốt sắt nên dễ gãy. Một số người khác lại nói rằng VN đã dùng kỹ thuật mới kéo căng giây thép bên trong cột xi măng cho nên khi bị gãy, những sợi thép này co lại thành ra nhìn chỗ gãy không thấy cọng thép? Điều này hoàn toàn sai và ngụy biện vì những sợi thép ấy không hề co lại.
Video #1 (Dài khoảng 6 phút): Theo kỹ thuật này thì những nhà sản xuất họ đúc cột điện qua các khuôn. Ở 2 đầu khuôn có 2 cái dĩa thép có lỗ để xỏ khoảng từ10 đến 20 sợi thép xoắn vào. Mỗi sợi thép này được làm bằng nhiều sợi thép nhỏ, dùng máy xoắn lại để chủ động lực xoắn của từng sợi cho bằng nhau, sau đó họ hàn 2 đầu sợi thép rồi mới xỏ qua từng lỗ trên dĩa. Những sợi thép làm cột điện ở VN có lẽ không xoắn để tiết kiệm lượng thép vì khi xoắn sợi thép dài sẽ ngắn lại chỉ còn khoảng nửa? Nhưng nếu không xoắn thì sức đàn hồi sẽ không có, không thể chịu đựng nổi khi có lực mạnh ép đến và đứt những sợi thép này thì gãy cột là chuyện đương nhiên. Những sợi thép này sau khi xỏ vào dĩa sẽ đi qua một máy khác để có 1 sợi thép thật dài quấn chung quanh và máy sẽ tự động hàn ngay chỗ “ngã tư” nơi mà sợi thép thẳng và vòng thép bên ngoài tiếp xúc nhau để tạo thành một cái khung. Đây là điều lý giải cho cái lập luận là những sợi thép vì căng với lực căng cao nên khi đứt nó rút vào trong xi măng vài mili mét là hoàn toàn xạo.
Sau đó cái “khung thép” này mới được đặt vào trong khuôn để đổ xi măng rồi dùng lực ly tâm trong 20 phút làm cho xi măng trải đều khắp nơi, tránh được chỗ nhiều chỗ ít. Sau công đoạn quay để xi măng đều thì khuôn sẽ được đưa vào lò với nhiệt độ cao “hấp” 12 giờ rồi mới được lấy ra.
Video #2 (Dài 2 phút 24 giây): Trước khi được đưa ra dùng, mỗi cây cột này phải qua một cuộc thử nghiệm để bảo đảm chất lượng. Các bạn sẽ xem cái clip thứ nhì người ta test cột dài 30m ra sao. Nên nhớ khi chế tạo loại cột này, tối thiểu cột phải chịu đựng nổi sức ép là 1200kg. Tui tin chắc ở VN không có cơn bão nào có gió mạnh tới độ có sức ép nổi tới 1200kg bao giờ, có thể tui không đúng điều này chăng? Nếu vậy ai có dữ kiện gì để phản bác điều này xin vui lòng cho tui biết để học hỏi nhé.
- Bước test thứ nhất là dùng máy kéo cây cột theo chiều ngang 90 độ so với cột với sức mạnh 1200kg rồi xem từng phân xem có chỗ nào bị nứt hay không?
- Sau đó họ tăng lực kéo lên dần dần đến 2300kg rồi 2400kg tức là gấp đôi sức chịu đựng của cột rồi kiểm tra xem có chỗ nào bị nứt hay không? Hoàn toàn không thì lúc đó cây cột mới cho là đạt chất lượng và được phép đem ra xử dụng.
Các bạn có thể thấy cây cột xi măng cong vòng mà vẫn không gãy ở khúc cuối của video này.
Nếu những cột điện ở VN cũng được làm ra với kỹ thuật này theo đúng phẩm chất và số lượng thép, xi măng như từng sợi thép phải làm từ nhiều sợi nhỏ xoắn lại, kết nối các sợi thép này phải có 1 sợi thép bọc vòng quanh bên ngoài và hàn từng chỗ tiếp giáp thì tui tin là dù bão có gấp mấy lần cơn bão vừa qua thì cũng chẳng có cây cột nào gãy nổi.
From: Anhtrung22 Sep 2020 17:46
To: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG) 9 of 41
Haha, mấy tay láo lếu VN thì bí quá nói đại. Nói dây thép rút vô xi măng thì mình OK, cứ đập dần dần nguyên cây coi dây thép chỗ nào là xong chứ có gì khó. Đập hết ra, cân lượng thép ở trỏng coi nguyên cây được bao nhiêu thép.
From: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG)22 Sep 2020 18:30
To: Anhtrung 10 of 41
 lol  lol  lol Dám chúng no ăn chỉ còn nửa số thép bên trong là cùng. Chưa hết, số lượng xi măng và phẩm chất của xi măng chúng cũng rút ruột cho nên cây cột điện ở VN vừa ngắn mà vừa yếu :D Đáng lẽ cây cột điện ngắn thì phải cứng hơn chứ.
Cứ nhìn cái lõi tụi Tàu (ở video #1) chúng làm chỉ có 8 cọng thép so với cái cây cột điện 30m tụi ở clip #2 làm, 20 cái lõi thép là biết liền. Phải với 20 cái lõi thép đó thì no mới chịu nổi cái lực kép ngang 90 độ lên đến 2400Kg chứ :D
Trên Facebook, một số Facebookers có chút tiếng tăm thì lý giải 1 điều nghe rất ngu, đó là những sợi thép bên trong được kéo căng hết cỡ để có thể chịu đựng sức nặng từ trên đè xuống???
Bà mẹ, sức gió thì nó quật ngang chứ gió nào mà đè từ phía trên xuống? Chẳng lẽ đúc cây cột điện mà không đủ sức để chịu lực của những sợi giây điện treo trên đó thì hóa ra còn thua cây cột điện gỗ ngâm dầu mà tụi Mỹ làm cách đây nửa thế kỷ giờ vẫn đứng sừng sững đó à hay mấy cây cột có tiết diện hình chữ nhật có mấy ô ở giữa từ thời Pháp thuộc?
Thêm nữa, có anh giải thích là mấy cái ô đó tụi Pháp làm là để thợ... trèo lên  lol  lol  lol Ớn mấy anh "đỉnh cao trí tệ" này quá  lol  lol  lol
From: Lunxit22 Sep 2020 20:19
To: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG) 11 of 41
Tụi nó nói lấy được thôi mà. Mưa mà gãy 400 cột điện thì biết sao. Bên ngoài cũng giống người ta mà trong ruột thì ....  (tearsofjoy)

From: Dama23 Sep 2020 06:24
To: Lunxit 12 of 41
 (rotfl)  (rotfl)  (rotfl)  (rotfl)  (rotfl)
From: Thusinh23 Sep 2020 07:14
To: ALL13 of 41
. Thì ra ở VN người ta làm cột điện bằng xi măng cốt khỉ .


Còn mấy cây cột điện bên Mỹ chạy về đó đâu rồi không thấy
From: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG)23 Sep 2020 09:05
To: Thusinh 14 of 41
Quote: 
Còn mấy cây cột điện bên Mỹ chạy về đó đâu rồi không thấy

Thì mấy cây cột gãy đó từ Mỹ về chứ đâu  lol  lol  lol

From: Kcl25 Sep 2020 07:01
To: Lunxit 15 of 41
Dự ứng lực trong thì có sắt, gãy thì không thấy sắt ?

quy trinh lam cot dien du ung luc anh 5
From: Anhtrung25 Sep 2020 07:03
To: Kcl 16 of 41
VN mình chế tạo thành công "bê tông dự ứng gãy" rồi bác ơi.
From: Dama25 Sep 2020 07:21
To: Anhtrung 17 of 41
đảng ủy đảng suốt ngày ngồi tập trung suy nghĩ "làm sao cột điện gãy đổ" ....thì nó sẽ phải gãy đổ thôi 

 (haha)  (haha)  (haha)
From: Llddhh29 Sep 2020 23:40
To: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG) 18 of 41
Chả bênh gì mấy tay đúc cột điện, nhưng nó không ngu tới cỡ ăn cắp phân nửa số cọng thép đâu anh. Không bão thì vẫn có cột gãy đổ do cây đè, thiếu thép là ăn đòn liền.

Mặt khác, cột điện VN gánh đủ thứ dây lăng nhăng, chứ đâu phải chỉ có dây điện. Nào dây cable TV, dây internet, dây điện thoại, ... hầm bà làng. Nói chứ dây điện mỗi cột may ra được phân nửa, còn lại toàn dây bá láp mắc đại lên đó. Tới hồi gãy cột thì chết chùm luôn.

Hãng em mướn 3 cọng dây internet optic cable của 3 hãng khác nhau, đảm bảo liên lạc 24x7. Tới ngày đẹp trời 3 hãng cùng đứt cáp, hoá ra bị cái xe bơm bê tông nó sập vòi bơm, giựt nguyên chùm dây xuống. Báo hại tụi IT thức cả đêm với mấy hãng internet để cứu :( ...
From: TiVi30 Sep 2020 00:22
To: Llddhh 19 of 41
Fiber optic cable mà treo ... trên cột diện luôn hả ? ... bên này thấy Verizon fiber optic toàn chôn dưới đất không à ...
From: Llddhh30 Sep 2020 00:26
To: TiVi 20 of 41
À không phải toàn treo trên cột điện, có chỗ mắc lên cây xanh luôn đó hehehe.

From: Videonic30 Sep 2020 06:35
To: TiVi 21 of 41
Hông treo cột điện thì treo ở đâu, bên VN làm sao chôn dưới đất, bên mỹ nhiều nơi cũng treo trên cột
From: Dungt30 Sep 2020 08:05
To: Llddhh 22 of 41
Tui nghĩ cột điện không thép là do lỗi design 1 phần nên mới có tên dự ứng lực gì đó. Nói chung là không thép thì bê tông yếu . Nếu xây như kiểu trong video anh 6 thì chấp cột đó có đội thêm 10 hay 50 dây cáp cũng chẳng sao.