Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân’

From: Dama12 Aug 2021 13:34
To: ALL1 of 12

Sách mới: Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân’


10.8.2021

Hình bìa tác phẩm. (Hình: Tác giả cung cấp)

Tác giả, nhà nghiên cứu Winston Phan Đào Nguyên vừa xuất bản cuốn sách có tựa đề ‘Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân’’ nhân có cuộc Hội thảo và triển lãm về Phan Thanh Giản do Gia đình Cựu Học Sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Cần Thơ tại Houston (713-385-8482) tổ chức vào 1 giờ chiều ngày 15 tháng 8, 2021 tại Trung tâm Mai Vàng, 9525 Wilcrest Dr, Houston, TX 77099. Để giới thiệu nội dung của tác phẩm này, chúng tôi được sự đồng ý của tác giả, đăng lại dưới đây phần Dẫn Nhập của cuốn sách, là một công trình tóm tắt đầy đủ và sáng sủa những gì được trình bày trong sách.
 

Có lẽ ít có nơi đâu trên thế giới mà một “câu” gồm 8 chữ và không có xuất xứ rõ ràng lại được đem ra làm bằng chứng, mà lại là bằng chứng độc nhất, để buộc tội “bán nước” cho một nhân vật lịch sử. Nhưng chính điều đó đã và đang diễn ra trong sử học cận đại Việt Nam suốt 60 năm qua. Và cái câu 8 chữ nói trên là “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Sử dụng câu này liên tục từ thập niên 1950s đến nay, các sử gia tại miền Bắc Việt Nam đã nhân danh “nhân dân” để kết tội bán nước cho hai đại thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (Phan) và Lâm Duy Hiệp (Lâm), với sự chú trọng đặc biệt vào Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.

Mặc dù không có xuất xứ rõ ràng, mặc dù không biết tác giả của nó là ai, và mặc dù không biết cái câu gồm 8 chữ đó là câu đối, câu thơ, câu phú, “khẩu hiệu”, hay thậm chí là một loại “vè”, nó đã được đem ra để làm bằng chứng mỗi khi một “sử gia” nào đó tại Việt Nam muốn lên án Phan Thanh Giản. Và do không hề có một bài viết hay một tác giả nào đặt vấn đề để gạn hỏi một cách rõ ràng và có hệ thống về câu này, hiện nay ở Việt Nam hầu như tất cả mọi người đều chấp nhận sự hiện hữu cũng như tính chất “lịch sử” của nó. Họ dễ dãi cho rằng nó có gốc gác “trong dân gian”, đồng thời nhìn nhận rằng nó đã nói lên tâm trạng của “nhân dân” thời đó, là lên án cả hai ông Phan, Lâm và triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức.

Đọc tiếp
https://www.voatiengviet.com/a/phan-thanh-gian-lam-duy-hiep/5997290.html 

 (wave)

From: Videonic12 Aug 2021 14:06
To: Dama 2 of 12
Hồi xưa tui có nghe câu này nhưng chữ cuối là "khi dân " (có nghĩa là coi thường người dân) giờ thành " khí dân "

Hông biết chữ nào trúng
From: Dama12 Aug 2021 14:23
To: Videonic 3 of 12
Theo như trong bài báo trên thì "khí dân" là bỏ rơi dân chúng. 
Chữ "khí dân" chính xác hơn theo ý của "ai đó" đã gán ghép cho Phan Thanh Giản tội bán nước. 
From: thím_Hương (HUONG9999)12 Aug 2021 14:51
To: Videonic 4 of 12
Chữ khí có nghĩa là bỏ . Anh nghe chính tác giả nói ở phút khoảng 19:42

http://nomfoundation.org/common/nom_details.php?codepoint=5f03&img=1&uiLang=en


From: Mì Ăn Liền (MYANLIEN)12 Aug 2021 15:09
To: thím_Hương (HUONG9999) 5 of 12
Đúng rồi!

Khi: là lừa dối, coi thường.
Khí: là vứt bỏ.
 
From: thím_Hương (HUONG9999)12 Aug 2021 15:19
To: Mì Ăn Liền (MYANLIEN) 6 of 12
hồi xưa đọc chuyện hay thấy câu "tôi nói khí không phải..." chẳng hiểu gì cả, bây giờ hiểu rồi  :-)
From: Hồ Răng Ham (HRH)12 Aug 2021 15:40
To: thím_Hương (HUONG9999) 7 of 12
Hồi nhỏ ưa nói “đồ cái thằng khí” 40 năm sau hôm nay mới hiểu kkkkkk
From: thím_Hương (HUONG9999)12 Aug 2021 15:44
To: Hồ Răng Ham (HRH) 8 of 12
 lol  lol  lol  lol

gặp gái mà nói anh ơi cho xin chút khí thì giải thích làm sao kkk
From: Dama12 Aug 2021 17:54
To: thím_Hương (HUONG9999) 9 of 12
là xin chút "đồ bỏ đi" đó mà  (haha)
From: TiVi13 Aug 2021 06:53
To: thím_Hương (HUONG9999) 10 of 12
Tức khí ... là nghĩa gì :)
From: thím_Hương (HUONG9999)13 Aug 2021 07:35
To: TiVi 11 of 12
Nghĩa là thò tay xuống tự bóp đi ha kkkk
From: TiVi13 Aug 2021 09:43
To: thím_Hương (HUONG9999) 12 of 12
:P