Bên Thắng Cuộc- Huy Đức

From: Dama 9 Dec 2012 02:45
To: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG) 37 of 817
HĐ không phải là sử gia, lại không phải là người viết về sử. Anh ta là nhà báo, đúng nghĩa là người tường thuật lại sự kiện.

Nhưng năm 1975, HĐ chỉ mới 13 tuổi - đến 8 năm sau (1983) mới bước chân vào Sàigòn ... như vậy khi kể chuyện thời 75 thì HD chỉ là người "nghe nói" rồi "nói lại"... "Nói lại" chi tiết nhưng lại không để sources - dễ làm cho người đọc tưởng đó là thật - nhất là những ai thích và tin anh ta.

13 tuổi "kể chuyện 1975 ở Sàigòn" mà y như mình là người chứng kiến !!!

quote:
Anh chỉ đọc được đến trang 27 & 28 thì đã thấy anh Huy Đức nói không đúng lắm rồi
From: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 9 Dec 2012 02:53
To: Dama 38 of 817
quote:
13 tuổi "kể chuyện 1975 ở Sàigòn" mà y như mình là người chứng kiến !!!


Cái này người ta gọi là nói có suộc :P :P

thời đó, khi anh biết nhậu , hút , chơi gái , đánh trận , nhân vật này lúc đó còn oắt con , hỷ mũi chưa sạch . nay nói chuyện cứ y như thật :)) :)) :)) :)) :)) :))
From: linhbach 9 Dec 2012 04:41
To: ALL39 of 817

Cuốn 1 của bộ sách Bên thắng cuộc có tên Giải phóng, bắt đầu từ thời điểm “Cách mạng vào Thành phố”.

 

PHẦN I: MIỀN NAM

Chương I: Ba Mươi Tháng Tư

Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4 (Đi từ bưng biền/ Xuân Lộc/ Tướng Big Minh/ Trại Davis/ Nguyễn Hữu Hạnh/ Sài Gòn trong vòng vây/ Xe tăng 390/ Đầu hàng/ Tuẫn tiết)

Chương II: Cải Tạo

Những bàn bạc bên trong, quan điểm của chính quyền trong việc đối xử với “ngụy quân, ngụy quyền”, những thủ thuật được áp dụng để đưa sĩ quan vào trại cải tạo; số phận của những người tù không án, không biết ngày về và những bi kịch mà người thân của họ phải nhiều năm gánh chịu. (Những ngày đầu/ “Ngụy Quyền”/ “Ngụy Quân”/ “Đoàn tụ”/ “Phản động”/ Tù và cải tạo/ “Thăm nuôi”/ “Học tập”).

Chương III: Đánh Tư Sản

Những công cụ chuyên chính vô sản áp dụng ngay sau ngày 30-4-1975: Đánh tư sản vào tháng 9-1975 và liền sau đó là đổi tiền lần thứ nhất 22-9-1975; Cải tạo tư sản tháng 3-1978… Sự khác nhau của cải tạo tư sản và đánh tư sản (“Chiến dịch X-2”/ Đổi tiền/ “Gian thương”/ “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”/ Hai gia đình tư sản/ Kinh tế mới)

Chương IV: Nạn Kiều

Sự thật về vấn đề người Hoa năm 1978 (Đội quân thứ năm/ Hiệp định Geneve/ “chổi ngắn không quét xa”/ Hoàng Sa/ Sợ “con ngựa thành Troy”/ ‘Nạn Kiều”/ “Phương án II”/ “Ban 69”/ Vụ Cát Lái).

Chương V: Chiến Tranh

Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở CPC và biên giới phía Bắc năm 1979 (Biên giới Tây Nam/ Pol Pot/ Đi dây/ Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ/ “Kẻ Thù Lịch Sử”/ Thất bại trong tấn công ngăn chặn [Pre-emptive War]/ “Nhất biên đảo”/ “Áo lính lại khoác vào ngay”).

Chương VI: Vượt Biên

Điều gì đã khiến cho hàng triệu người VN phải bỏ nước ra đi. Bi kịch của người dân và thái độ chính quyền trước cuộc tị nạn lớn nhất của người Việt Nam trong lịch sử (“Vượt biên”/ Từ “trí thức yêu nước”/ Đến “thường dân”/ Trước khi tới biển/ Trại tị nạn).

Chương VII: “Giải Phóng”

Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam (Sài Gòn thay đổi/ Kinh tế mới/ Đốt sách/ Cạo râu/ “Cách mạng là đảo lộn”/ Lòng người/ Những người sinh ra không đúng cửa/ “Cánh cửa” Thanh niên xung phong/ Cửa không đủ rộng/ “Nổi loạn”/ “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”).

 

PHẦN II: THỜI LÊ DUẨN

Chương VIII: Thống Nhất

Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc (Nước Việt Nam là một/ “Bắc hóa”/ Chủ nghĩa xã hội/ “Con đường của Bác”/ “Mỗi người làm việc bằng hai”/ Lê Duẩn và mối tình miền Nam/ Chấp chính và chuyên chính).

Chương IX: Xé Rào

Chính sách kinh tế kế hoạch hóa và sản xuất lớn nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” đã dẫn đất nước đến chỗ kiệt quệ. Người dân và chính quyền các địa phương, thay vì tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung” chấp nhận một số quy luật của kinh tế thị trường, tiến trình này bị coi là “xé rào” nhưng chính những “lỗ thủng” đó đã trở thành lối thoát cho dân chúng (Bế tắc/ Mậu dịch quốc doanh/ Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng/ Tháo gỡ/ Nghị quyết Trung ương Sáu/ Bù giá vào lương/ Cắm cờ xé rào/ Khoán chui/ Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn/ “Ai thắng ai”).

Chương X: Đổi Mới

Vai trò của Trường Chinh trong việc tiếp thu thực tiễn và chuẩn bị về mặt lý luận để những người cộng sản chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, điều mà về sau gọi là đổi mới (Hội nghị Đà Lạt/ Nhóm giúp việc mới/ Người của những khúc quanh lịch sử/ Từ chính sách Kinh Tế Mới/ Đến chọc thủng bức tường bao cấp/ Giá-Lương-Tiền/ Nã pháo vào bộ tổng/ Khép lại trang sử Lê Duẩn/ Vai trò của Mikhail Gorbachev/ Tuyên ngôn đổi mới/ Bàn tay Lê Đức Thọ/ Phút 89).

Chương XI: Campuchia

Dù muốn hay không, Campuchia đã “nằm trong một trang sử” của Việt Nam. Không gian chiến tranh trong thập niên 1980s và cách mà Việt Nam đã làm để thoát ra khỏi hai cuộc chiến: Biên giới phía Bắc và Campuchia (“Pot ở đầu phum ta cuối phum”/ “Xuất khẩu cách mạng”/ Tư tưởng nước lớn/ Bị cô lập/ Phương Bắc/ Hội nghị Thành Đô/ Campuchia thời hậu Việt Nam).

From: Dama 9 Dec 2012 05:47
To: Cụ Hai Đen (DANNYHAIDEN) 40 of 817

dù sao... cũng nên đọc, vì trong matrix hư hư thật thật đó cũng có cái thật mà mình chưa biết. Chỉ là phải mất công gạn lọc.

Phải đọc xong mới bàn loạn được chớ anh. ;-)

From: Duchuypham 9 Dec 2012 14:48
To: ALL41 of 817
ACE nào có nguyên bản ebook cho mình xin, rất cám ơn.
From: ducsieu 9 Dec 2012 15:01
To: Duchuypham 42 of 817
pm your email
From: Duchuypham 9 Dec 2012 15:12
To: ducsieu 43 of 817
UGPM !
From: Heomoi 9 Dec 2012 15:18
To: ducsieu 44 of 817

có cho ké dzí cưng

heomoivcf@yahoo.com ;-)

From: ducsieu 9 Dec 2012 15:28
To: Duchuypham 45 of 817
gởi hết nhưng ganoi không để emial tui đâu biết đường mà gởi
From: Duchuypham 9 Dec 2012 15:44
To: ducsieu 46 of 817
Thank you sir.
From: Duchuypham 9 Dec 2012 16:58
To: ducsieu 47 of 817

Nhờ HT hay ai gỡi lại dùm, cái file bị corrupt không read được, thanks.

Duchuypham@yahoo.com

From: ducsieu10 Dec 2012 02:13
To: Duchuypham 48 of 817
vậy hả, tôi chiều về nhà mới lấy lại được, cái nầy là tôi mua chứ không phải download trên mạng đâu
EDITED: 10 Dec 2012 02:17 by DUCSIEU
From: rake10 Dec 2012 03:07
To: Duchuypham 49 of 817
Hình như có 9,99$ thì phải, sao hông mu....u...aa ủng hộ VCFER ? :)
From: ducsieu10 Dec 2012 03:38
To: rake 50 of 817
ủa anh tác giả là người trong vcf thật đó hả? tui tưởng đăng chơi thôi?
From: QUANBAO10 Dec 2012 05:29
To: ALL51 of 817

Cảm nhận của một FBer : Anh Gau Pham

NHÂN ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC CỦA OSIN HUY ĐỨC (I)


Nếu chúng ta không thể

Làm chiếc bút chì màu

Để vẽ nên hạnh phúc

Cho những người buồn đau.

 

Thì chí ít, hãy cố

Làm chiếc tẩy, hàng ngày

Giúp xóa sạch khỏi họ

Những nỗi buồn đau này.

 

(Thơ Thái Bá Tân)

 

Ngày hôm qua tôi đã đọc xong bản điện tử của quyển một (Giải Phóng) của bộ sách mới của anh Huy Đức với tựa đề Bên Thắng Cuộc gần như liên tục trong vòng 9 tiếng. Chủ đề của cuốn sách, những vấn đề mà nó xem xét cũng là những điều làm tôi suy nghĩ vương vấn trong đầu nhiều năm nay.

 

Là một nhà báo năng động và thành công ở Sài Gòn trong giai đoạn Việt Nam đổi mới, anh Huy Đức có lợi thế rất lớn ở khả năng tiếp cận với các cá nhân đã từng hoặc vẫn đang là giới chức cao cấp hàng đầu của CHXHCN Việt Nam cũng như các nhân sỹ, trí thức và cựu quan chức của Việt Nam Cộng Hòa. Khả năng ngoại ngữ và góc nhìn hướng ngoại của anh cũng giúp anh gặp gỡ với các nhân vật Mỹ có liên quan tới giai đoạn lịch sử thời chiến tranh Việt Nam. Nhờ những lợi thế này mà tôi không nghĩ ra một người viết thứ hai nào khác có được, anh Huy Đức đã gom góp được một nguồn sử liệu khổng lồ từ các trao đổi cá nhân thu thập từ chính nhân vật lịch sử. Các thông tin nguồn chính này kết hợp với các thông tin từ số lượng các nguồn tham khảo đồ sộ mà tác giả đã sử dụng tạo dựng cho cuốn sách này vị thế của một tác phẩm kinh điển tức thì về lịch sử Việt Nam mà từ nó tôi tin rằng hàng nhiều chục năm nữa người ta vẫn sẽ còn tiếp tục trích dẫn.

 

Việc tác giả không phải là một sử gia được đào tạo về những phương pháp hiện đại về nghiên cứu và tái dựng lịch sử và việc tác giả là một người viết không được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp về báo chí mà chủ yếu tự học lên từ công việc làm tôi càng cảm phục hơn tinh thần và nỗ lực làm việc nghiêm túc mà tác giả đã đổ vào tác phẩm đồ sộ này. Tôi dễ dàng cảm nhận thấy từ giọng văn bình thản, lối trình bày thông tin, dữ liệu tương đối cân bằng; cách tác giả không sa đà vào phân tích; cách đặt tên các tựa đề và đề mục là tác giả đã bỏ công nghiên cứu và tìm cách áp dụng cả cấu trúc và phương pháp viết sử tương đối khoa học của các tác giả Mỹ viết sử Việt Nam như Stanley Karnow (Vietnam: A History), William Duiker (Ho Chi Minh: A Life), Sophie Quinn-Judge (Ho Chi Minh – The missing years). Vị trí của anh Huy Đức trong số những người viết hàng đầu về sử Việt Nam coi như đã được thiết lập chắc chắn nhờ tác phẩm đầu tay này.

 

Một điểm đã nói mà tôi muốn nhấn mạnh là cách tác giả không sa đà vào phân tích. Điểm này đặc biệt ở chỗ nó đánh dấu một sự khác biệt dứt khoát với văn phong báo chí của chính tác giả mà nhiều người quen đọc anh đã trở nên quen thuộc. Giống với đa số các người viết Việt Nam khác học nghề viết rồi phát triển lên trong môi trường nghề viết không đề cao tiêu chuẩn kỹ năng, anh Huy Đức khi là một nhà báo có một xu hướng mắc phải những lỗi lập luận đơn giản mà một nhà báo phương Tây phải chịu sự kiểm tra kỹ càng của công chúng ít mắc. Tôi sơ cử ra hai lỗi đã từng thấy anh Huy Đức mắc phải: một là trích dẫn một nguồn uy tín và coi đó nghiễm nhiên là sự thật và hai là xuất phát từ định kiến có sẵn mà khai triển lập luận. Tôi cảm thấy vui mừng sau khi đọc những trang đầu tiên của sách khi thấy vắng bóng phân tích cá nhân của tác giả cảm nhận thấy anh Huy Đức đã áp dụng một cách thức trình bày và phân tích thông tin dữ liệu cân bằng và bình thản. Cách tác giả đưa ra một lượng thông tin ngồn ngộn rồi để độc giả tự nghiền ngẫm và quyết định xem nên suy nghĩ thế nào, phân tích thế nào những thông tin đó theo tôi là cách tốt nhất khi viết về một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi, chia rẽ, xung đột, và kể cả thù hằn – một vết thương vẫn còn chưa khép miệng trong lịch sử của đất nước – là vấn đề chiến tranh Việt Nam.

 

Tuy vậy, sẽ là nhầm lẫn nếu suy luận từ sự vắng bóng phân tích của chính tác giả trong tác phẩm mà cho rằng tác giả không có một thái độ cụ thể về chủ đề của tác phẩm. Thái độ của tác giả là gì trong trường hợp này là một thứ ở bên ngoài câu chữ của tác phẩm, nói chữ là “ý tại ngôn ngoại.” Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà ở Việt Nam gần như tất cả các vấn đề mà tác giả đề cập trong tác phẩm vẫn còn là những vấn đề cấm kỵ mà người ta tránh né (cho dù nhiều vấn đề từ lâu nay đã là các bí mật mở tức là những điều ai cũng biết mà không ai nói ra) thì việc tác giả tấn công trực diện từng vấn đề, nêu đích danh tên từng nhân vật, nhiều người vẫn còn sống, vẫn còn thở ra khói và lửa, vẫn còn quyền sinh quyết sát thể hiện một thái độ dũng cảm đáng kính trọng của tác giả. Sự dũng cảm này còn được thể hiện trong việc tác giả lựa chọn tự xuất bản sách qua kênh cá nhân là thông lệ bình thường của người viết ở phương Tây như cách tuyên bố của tác giả về sự độc lập, sự tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là một sự cẩn trọng cần thiết đối với một người viết độc lập để giữ được uy tín với công chúng nhằm chống lại những buộc tội vô cớ chắc chắn sẽ đến về việc tác giả bị mua chuộc bởi bên này hay bên khác. Thái độ của tác giả trong trường hợp này có thể được so sánh như ý đồ của một nhiếp ảnh gia trong một tác phẩm là một hình ảnh tĩnh của thực tại: góc nhìn, những chi tiết nào được nhấn mạnh, dưới ánh sáng nào, mầu sắc ra sao vv đều được tính toán kỹ và có lý do. Mỗi người chắc sẽ có cảm nhận khác nhau về thái độ của tác giả; ấn tượng của tôi là về một thái độ tôn trọng sự thật rất đáng cảm phục và học tập.

 

Khi viết về một thái độ của tác giả tôn trọng sự thật rất “đáng học tập”, tôi đã để lòi ra một cái đuôi về một quá khứ và xuất thân tương đồng với tác giả là việc cũng như tác giả tôi đã lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. “Đáng học tập” hay “đáng biểu dương” hay “nêu gương” là những lời lẽ định hình chỉ trong môi trường thi đua phấn đấu của trường học xã hội chủ nghĩa. Sự tương đồng này dẫn dắt tôi đến một điểm khác đáng chú ý là điểm tác giả là một trong số rất ít, rất ít những người từ “bên thắng cuộc” đã phát biểu về một góc nhìn khác về chiến tranh và hoàn cảnh quá khứ của cuộc chiến

…[Message Truncated] View full message.
From: Vivivo10 Dec 2012 05:31
To: rake 52 of 817
Nó ra sách chưa vậy mấy huynh , order về cho má đọc
From: ducsieu10 Dec 2012 05:42
To: Vivivo 53 of 817
ra rồi, ở smashwords.com giá $10
From: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG)10 Dec 2012 06:10
To: QUANBAO 54 of 817
(fail) (fail) (fail)
EDITED: 19 Dec 2012 12:21 by LUCTIEUPHUNG
From: Vivivo10 Dec 2012 06:17
To: ducsieu 55 of 817
e book hay real book vậy , đang trong chỗ làm không dám làm search lung tung
From: ducsieu10 Dec 2012 06:30
To: Vivivo 56 of 817
ebook dạng mobi và epub, ông muốn thì gởi pm địa chỉ email tui đưa cho. epub thì ông dùng add-on trong firefox để coi cũng được