Đào Viên kết Nghĩa

From: CP (CHIPHEO) 2 Sep 2016 08:55
To: ALL1 of 1
Đào Viên kết Nghĩa 


Nhìn cảnh ngập lụt tại Hà Nội vào những ngày tháng 10 vừa qua, chợt chạnh lòng nhớ đến những ngày lũ lụt trong trại "cải tạo" Vườn Đào (Mỹ Phước Tây) thuộc Cai Lậy, Tiền Giang vào những ngày Thu năm 1978. Những khốn khổ của các tù cải tạo Vườn Đào so với Hà Nội bây giờ thật gấp trăm gấp ngàn lần. Dù sao cũng xin chia buồn cùng các nạn nhân của cơn lụt Hà Nội, những người dân đen lam lũ. 
Xin ghi lại đây một chút ký ức về những ngày lụt lội Vườn Đào. Nhưng trước khi nói về cơn ngập lụt nhớ đời nầy, xin phép dài dòng một chút về trại cải tạo Vườn Đào . 

Trại "cải tạo" Vườn Đào 

Chuyện kể về những người Sĩ Quan QLVNCH trình diện "cải tạo" trong các tỉnh vùng 4 Chiến Thuật VNCH (tức quân khu 9 VC sau nầy). Sau khi được đưa đi lao động khắp nơi trong các tỉnh miền Tây thuộc vùng Đồng Tháp, Cà Mau . . ., đến khoảng đầu năm 1978 tất cả được gom về Trại Vườn Đào xã Mỹ Phước Tây vì chiến sự giữa VC và Kampuchia ở vùng biên giới đang bộc phát dữ dội cũng như chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung cộng đang xảy ra . 
Từ chợ Cai Lậy (Tiền Giang) theo con lộ chính dọc theo kinh Cai Lậy đi vào hướng Mộc Hoá, qua chợ Mỹ Phước Tây một đoạn đường, khách ngồi trên xe đò hay dưới ghe chạy vào Mộc Hoá sẽ thấy về phía trái, những dãy nhà dài lụp xụp lợp lá chạy dài san sát bên cạnh những mương nước sâu, xung quanh bao bọc bởi những hàng kẽm gai chằng chịt . Ngoại trừ hai hàng cây mọc lưa thưa hai bên bờ kinh bên phải con lộ đá, trại như nằm giữa bốn phía là cánh đồng năng dài bất tận của vùng Đồng Tháp Mười, nghe các đàn anh đã từng hoạt động trong vùng cho biết, một hướng chạy dài đến Long An, một hướng đi sâu vào vùng Mộc Hoá Kiến Tường, còn phía sau trại nhìn ra thẳng cánh cò bay hình như dài đến miệt Cao Lãnh . Như vậy trại Vườn Đào thuộc về khu Đồng Tháp nhưng còn nằm trong khu vực ven đồng . Đến trại vào mùa khô, nhìn xung quanh một màu vàng nâu của đất phèn và cỏ năng khô cháy, tôi không thể hình dung nỗi nơi đây là miệt Đồng Tháp trong sách vở . Không biết tên "Vườn Đào" từ đâu ra, có người nói nơi đây trước kia là một vườn đào nhưng xem ra không vững vì đất đai phèn chua nước đọng ở khu nầy chỉ có thể thích hợp cho cỏ năng và cây . . . trâm bầu. 
Nhìn từ bên ngoài đâu ai có thể ngờ một khu nhà lụp sụp như thể lại là nơi chứa hàng ngàn Sĩ quan QLVN CH từ cấp Trung Tá trở xuống, những người đã qua bao năm đi lao động "cải tạo" khắp các tỉnh miền Tây bị gom về đây cũng như những vị cấp Tá qua bao nhiêu lần sàng lọc còn sót lại trên quê hương vùng 4 chiến thuật nầy .

Từ con đường chính ngoài lộ đi vào, qua chiếc cổng tam quan mang hàng chữ đỏ "Liên trại 3" thần bí, đầu tiên bên phải là căn nhà lá rộng dùng làm nơi "thăm nuôi" của tù cải tạo, tiếp đến hai bên đường là khu làm việc và ăn ở của ban quản giáo. Trưởng trại là thiếu tá VC Trần Thâu, chính ủy là đại úy Minh (ba Minh). Vào đến cổng chính của trại, một con đường rộng cắt ngang chạy dài bao bọc khu trại mênh mông, đây là ranh giới của tù nhân và quản giáo, như một vòng đai bảo vệ, phía bên trong trại được rào kỹ lưỡng, bên ngoài dành cho đám vệ binh đi tuần tra canh gác ban đêm, đèn điện ngang dọc khắp nơi . Từ cổng nầy vào, bên trái là "căn tin" nơi các đội có thể đặt mua rau cải thịt thà linh tinh hay phân phối nhu yếu phẩm . Vào trong một chút là khu sân rộng với hội trường liên trại nằm dài bên phía phải. Trại được xây cất từ khi nào không rõ nhưng mái lá đã cũ, cất đơn sơ, vách lá hầu như bị tù nhân gở trống nhằm nới rộng chiều dài chiếc chiếu nằm vốn khoảng 9 tấc bề ngang, thường dùng làm nơi nấu nướng linh tinh hay chụm nhau tán dóc. Mỗi nhà nằm cách nhau một khoảng mương rộng do lấy đất làm nền nhà tạo nên . Một Nhà cầu liên đội nằm bên ngoài vòng đai phía sau trại, cất trên một dãy ao cá vồ, là tài sản quý giá của ban quản giáo, ban đêm cửa rào đóng lại, ai muốn đi phải xin phép vệ binh . 
Xin kể về đội 2 Liên đội 3. Là một trong những đội lao động chủ lực cho những công tác liên trại trong khu vực Vườn Đào gồm các SQ từ cấp Đại uý trở xuống, chiếm 2 dãy nhà dài về phiá phải của của trại bắt đầu từ Hội trường Liên trại . 
Đội 2 được chia làm 7 tổ trong đó tổ 1 gồm các vị cấp Đại Uý từ vùng Rạch Giá Cà Mau về, tổ trưởng là đ/u Ẩn (bảy Ẩn) rất vui tánh. Nhà kế bên đầu tiên là tổ nhà bếp và hậu cần do anh Nhủ (hai Nhũ) làm tổ trưởng . Trong nhóm trẻ của tổ nầy có thiếu uý Huỳnh Trung Thệ, một người làm việc rất siêng năng, tánh tình điềm đạm anh em rất quí mến. Cho đến khi anh trốn trại. Chuyện anh Thệ trốn trại cũng khá ly kỳ như câu chuyện phim "the sound of music" trong đoạn kết, lúc viên đại úy người Áo cùng gia đình trốn bọn Đức Quốc Xã chạy sang Thụy Sĩ. Anh Thệ là một trong những tay múa lân hàng đầu của trại. Vào dịp Tết Nguyên Đán 1979 trại tổ chức văn nghệ mừng Xuân rất linh đình, các tay văn nghệ thi nhau trình diễn. Ca nhạc, các màn hợp xướng qui mô, cải lương đều có đủ, cải lương thiếu đào hát thì có mấy anh trẻ đẹp trai giả gái trông... phát mê, hát vọng cổ cũng rất "tới". Và dĩ nhiên là không thiếu màn múa lân. Lân múa hay quá đến nổi ban quản giáo bèn nghĩ cách cho dân chúng xem. Đầu Xuân 1979, toán Lân của anh Thệ được ban quản giáo cùng vệ binh chở ra chợ Mỹ Phước Tây múa giúp vui cho dân chúng. Có lẽ đây là lần đầu tiên một nơi hẻo lánh nầy người dân được xem màn múa lân hấp dẫn đến thế. Mọi người say mê theo dõi từng động tác của Lân, cổ võ nồng nhiệt, kể cả đám vệ binh. Đến khi tàn cuộc kiểm lại thì thiếu anh Thệ. Mấy ai hiểu được chí cả của đại bàng, anh đã âm thầm chuẩn bị việc trốn trại nầy từ lâu. Khi cơ hội đến, trong lúc mọi người đang tập trung chú ý đoàn múa Lân, anh lặng lẽ lên chiếc Honda chờ sẵn "dzọt" êm về Cai Lậy, sau đó thì mất tăm tích. Anh T
…[Message Truncated] View full message.