Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

From: Namhoang 7 Sep 2016 06:11
To: Dama 11 of 27
(thanks) (up)
From: tieutuong (HTHINH)26 Sep 2017 10:46
To: ALL12 of 27
TIẾNG VIỆT NÔM XƯA

NGUYỄN KHẮC KHAM
biên khảo

Vài hàng về bài viết và Cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham

Cố Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, nơi bài Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham trên tập san Dòng Việt số 2 tập 1, ấn hành tại Hoa Kỳ trong năm 1994, đã viết như sau:

“… Đại lão Giáo Sư họ Nguyễn có một sự nghiệp văn hóa thật vẻ vang cả trong nước lẫn ngoài nước. Cụ là một nhà mô phạm đúng nghĩa của danh từ này, và đã từng tận tụy đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên người Việt tại các trường Gia Long, Thăng Long, Hoài Đức, Văn Lang, Minh Tân, Văn Hóa, Chu Văn An tại Hà Nội, Petrus Ký tại Sàigòn …, Đại Học Văn Khoa Hà Nội và Sàigòn, Đại Học Sư Phạm Sàigòn, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Huế) và người nước ngoài (Đại Học Ngoại Ngữ Đông Kinh bên Nhật Bản với tư cách “Khách Viên Giáo Thụ”). Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong ngành văn hóa giáo dục của ta (chẳng hạn, Giám Đốc Nha Văn Hóa, Tổng Thư Ký Ủy Hội Quốc Gia UNESCO, Giám Đốc Sở Tu Thư, Giám Đốc Nha Văn Hóa và Thư Viện Quốc Gia v.v..) và đã từng đại diện cho Việt Nam tại nhiều hội nghị quốc tế về văn hóa và giáo dục …”

Là một học giả uyên bác về nhièu lãnh vực, cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham đã để lại một di sản văn hóa phong phú do Giáo Sư trước tác, bằng Việt, Anh, Pháp và Nhật Ngữ. Gió O rất hân hạnh đăng tải nơi đây bản scan từ nguyên bản bài Tiếng Việt Nôm Xưa của Giáo Sư. Nguyên thủy đây là một bài giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1964, và chúng tôi xin hết lòng cảm tạ sự ưu ái của Cố Giáo Sư khi đã trao tặng cho chúng tôi nguyên bản bài viết này lúc còn sinh tiền.

Cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham sinh ngày 23 Tháng 12 năm 1908 tại Hà Nội, và mất ngày 08 Tháng 3 năm 2006 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ hơn 100 tuổi./-


From: tieutuong (HTHINH)26 Sep 2017 11:05
To: tieutuong (HTHINH) 13 of 27














 (love)
From: BUFFALO (DAUCULA)26 Sep 2017 11:09
To: tieutuong (HTHINH) 14 of 27
Ai la` "Tac Gia?" cua bai viet va`i hang nay ???

Bat dau bang: "Co GS Hoa` viet ...nam 1994 " co the hieu la` phan trong "Quote" tu*`
" ... Dai Lao~ ... ve^` van hoa va Giao Duc".

Nhu*ng nam 1994 thi` GS Hoa` kho^ng the viet may hang` nay:

Là một học giả uyên bác về nhièu lãnh vực, cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham đã để lại một di sản văn hóa phong phú do Giáo Sư trước tác, bằng Việt, Anh, Pháp và Nhật Ngữ. Gió O rất hân hạnh đăng tải nơi đây bản scan từ nguyên bản bài Tiếng Việt Nôm Xưa của Giáo Sư. Nguyên thủy đây là một bài giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1964, và chúng tôi xin hết lòng cảm tạ sự ưu ái của Cố Giáo Sư khi đã trao tặng cho chúng tôi nguyên bản bài viết này lúc còn sinh tiền.

Cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham sinh ngày 23 Tháng 12 năm 1908 tại Hà Nội, và mất ngày 08 Tháng 3 năm 2006 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ hơn 100 tuổi./-
==========

Tai trong doan van na`y co noi den ngay thang GS Kham ma^'t, 8 thang 3 2006 tuc la` rat lau sau 1994.
 Co`ng da^~n gi?ai ba' la'p rang GS Kham sinh nam 1908, mat nam 2006 ma` la` huong tho TRE^N 100 tuoi ?

Co biet lam bai tinh tru hay khong ha? TieuMuoi ?

 
From: tieutuong (HTHINH)26 Sep 2017 11:10
To: BUFFALO (DAUCULA) 15 of 27
Em copy từ trang khác thôi anh ơi  lol
From: tieutuong (HTHINH)26 Sep 2017 11:11
To: ALL16 of 27
Nét đặc sắc văn hóa bị bỏ quên : Nói lái
 
Hoà Đa


Tôi không phải là một nhà ngôn ngữ học, nhưng có nhận xét này, mà khi chia xẻ với nhiều người Việt Nam , tôi luôn có sự đồng tình: Nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt.

Bạn có bao giờ nghe giai thoại giải thích đại phong là lọ tương chưa? - Chuyện thế này: hai anh hề trên sân khấu tuồng ngoài Bắc, trong lúc diễu giúp vui, anh này đố anh kia:đại phong là gì?

- Thì đại là lớn, còn phong là gió, đại phong là gió lớn, anh kia giải thích.

Anh này bảo đại phong là lọ tương kìa: đại phong là gió lớn, gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thi tượng (Phật) lo, tượng lo là lọ tương.

Một giai thoại khác, ở trong Nam. Lúc ấy, vào buổi tàn thời của nho học, người ta bỏ bút lông, giắt bút chì; một số chạy theo thực dân Pháp. Trong số ấy có Nguyễn văn Tâm, một lòng cúc cung với mẫu quốc, được người Pháp cất nhắc làm quan lớn; trên dưới trong ngoài, ai cũng biết nhờ bợ đỡ quan thầy mà làm quan to. Tâm lấy làm tự đắc lắm. Phú quí sinh lễ nghĩa, quan lớn nhà ta cũng muốn tỏ ra mình phong lưu, muốn có những bức hoành, trướng để trang trí. Có người dâng lên quan bốn chữ đại tự Đại Điểm Quần Thần, viết chân phương, rất đẹp và giải thích Quần thần là người bề tôi, Đại điểm là điểm lớn, ý nói quan lớn là người bề tôi có vị trí to lớn, quan trọng trong triều. Quan lấy làm thích thú đem treo bức liễn trong phòng khách; ai đến thăm quan cũng đem khoe và giải thích như trên. Ít lâu sau có người đến ngắm bức liễn, rồi xin quan lớn dẹp đi. Quan ngạc nhiên hỏi, người ấy xin đừng bắt tội, đuổi hết tả hữu rồi giải thích: người viết liễn đã cố ý bỡn quan lớn, mà quan không biết. Bốn chữ trên dịch từng chữ: Đại điểm là chấm to; Quần thần là bề tôi, nói theo kiểu trong Nam là bầy tôi. Đại Điểm Quần Thần là Chấm To Bầy Tôi nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây. Chẳng nghe chuyện kể nói quan có tìm tác giả bốn chữ nói trên để trị tội hay vì không muốn làm vỡ chuyện mà ỉm luôn .

Trong đời sống hàng ngày, chẳng hiếm khi chúng ta gặp những câu nói lái, đôi khi chỉ để bỡn cợt, châm biếm hay tránh những tiếng thô tục.

Ở Nam Bộ , có câu :

Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
anh mà đối được, dẫu nghèo em cũng ưng.

Người Việt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hay sinh hoạt ở Bắc, Trung hay Nam mà cách nói lái có khác nhau; nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe, vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra như trong giai thoại Đại Điểm Quần Thần kể trên.

Đi sâu hơn vào chi tiết: một chữ gồm hai phần: phụ âm và âm. Chữ tranh chẳng hạn gồm phụ âm tr và âm anh. Chúng ta lại có thêm sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau: tranh, tránh, trành (trong tròng trành) trạnh (trạnh lòng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát.

Cũng có chữ không có phụ âm mà chỉ có âm, như trong ảnh ương hay ảo ảnh...


1.Nói Lái theo cách ngoài Bắc.

Trở lại câu chuyện đại phong là lọ tươngnói trên. Tượng lo nói lái lại là lọ tương, người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc): lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương.

Ta lấy vài thí dụ khác:

đấu tranh nói lái lại là tránh đâu : tranhđổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh (không dấu) thành đâu.
hải phòng nói lái lại là phỏng hài : hải đổi chỗ cho phòng lấy dấu huyền của phòng thành hài, phòng đổi chỗ cho hải lấy dấu hỏi của hải thành phỏng

Cứ theo cách ấy thì:

Sầm Sơn
sờn sâm
Thái Bình
nói lái là
bính thài
Hà Nội nồi hạ
vv.. và vv..

Như vậy thì hai chữ có cùng dấu không nói lái được, như nhân dân, anh em, Sài Gòn, thánh thót, thực vật.... Cũng vậy, những tiếng láy như xanh xanh, hơ hớ, đo đỏ, lăng xăng....không thể nói lái được và nếu chúng ta cố tình theo qui luật trên thì cũng chỉ đổi vị trí cho nhau thôi.


2. Nói lái theo kiểu trong Nam.

Trong Nam người ta nói lái theo cách khác: cá đối nói lái lại thành cối đá.

Ta nhận thấy theo cách nói lái trong nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí, phụ âm c ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á thành đá. Như vậy:

Sài gòn
sòn gài
Cần thơ
nói lái là
cờ thân
Cầy tơ cờ tây
Cửu long cỏng lưu

(dân nam kỳ phát âm giống nhưcỏng lu)
Thủ Đức thức đủ
vv.. và vv..

Bút hiệu Thế Lữ (trong Tự Lực Văn Đoàn) chính là chữ nói lái của tên thật của ông: Nguyễn Thứ Lễ. Ngày trước đã có vế đối:

Ngày Tết, Thế Lữ đi hai thứ lễ: lê ta và lê tây
Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, bằng cách giữ nguyên chữ giữa như trong trường hợp mèo đuôi cụt thành mút đuôi kèo (dấu nặng trong cụt biến thể thành dấu sắc trong mút), như vậy hà thủ ônói lái thành hồ thủ a.

Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau (tuy ít thôi) để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn, thí dụ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành biến chinh, do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.

Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật...không nói lái được.

Ngoài ra còn một cách nói dựa trên nói lái kiểu trong Nam, không mấy người quen sử dụng. Trong cách này, người n
…[Message Truncated] View full message.
From: BUFFALO (DAUCULA)26 Sep 2017 12:35
To: tieutuong (HTHINH) 17 of 27
Cai' ta^.t va^~n kho^ng chu*`a !!! Copy/Paste thi` OK, nhu*ng phai ddoc va` hie^?u nguoi ta noi' gi` ! Ne^u copy/Paste vo^ to^.i va thi` khac gi dem ra'c ve^` nha` ?
From: tieutuong (HTHINH)26 Sep 2017 13:27
To: BUFFALO (DAUCULA) 18 of 27
Anh xem bài này nhé!

San Jose: Tiệc Mừng Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham 100 Tuổi

 

Thầy Nguyễn Khắc Kham (ngồi xe lăn) trong lễ mừng 100 tuổi.

 

 San Jose (Trần Củng Sơn)- Trưa chủ nhật 14-01-07 tại nhà hàng Kobe do cựu dân biểu luật sư Đinh Thành Châu làm chủ, hơn 300 quan khách đã đến dự tiệc mừng thượng thọ 100 tuổi của giáo sư Nguyễn Khắc Kham do Viện Việt Học và một số môn sinh tổ chức. Thầy Nguyễn Khắc Kham sinh năm 1908, (tính theo tuổi tây thì mới 99 tuổi nhưng tính theo tuổi ta thì 100 tuổi)  tại Hà Nội. Cụ tổ tam đại là người xứ Nghệ An, cho nên ông mang trong mình truyền thống hiếu học của những ông đồ xứ Nghệ. Ong đỗ hai bằng cử nhân Văn Khoa và bằng cử nhân Luật Khoa tại nước Pháp vào năm 1934.

Trở về nước, thầy Nguyễn Khắc Kham dạy các trường trung học ở Hà Nội từ năm 1937, viết cho các báo thời đó dưới nhiều bút hiệu, dạy đại học Văn Khoa Hà Nội. Năm1954 vào Sài Gòn, thầy Kham tiếp tục dạy học các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Huế, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Sư Pham… Từng làm giám đốc Nha Văn Khố và Thư Viện Quốc Gia. Giảng dạy tại đại học ngọai ngữ Tokyo, Nhật Bản. Được ân thưởng Bội Tinh Giáo Dục Văn Hóa…

Sau năm 1975, thầy Kham sang Pháp rồi định cư tại California Hoa Kỳ vào năm 1977, hiện là Cố Vấn Viện Việt Học, một tổ chức sáng lập bởi một số người quan tâm với văn hóa Việt, trong số sáng lập viên đó có luật sư Nguyễn Quang Trung, hiện là ứng cử viên chức Giám Sát Viên Điạ Hạt I Quận Cam.

Những học trò của thầy Nguyễn Khắc Kham rất đông. Giáo sư Nguyễn Đình Hòa (đã mất) cũng đã viết về người thầy của mình là thầy Kham với lòng kính trọng như sau: "Đại lão Giáo sư họ Nguyễn có một sự nghiệp văn hóa thật vẻ vang cả trong nước lẫn ngòai nước. Cụ là một nhà mô phạm đúng nghĩa của danh từ này, và đã từng tận tụy đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên người Việt và người nước ngòai… Cụ là một nhà giáo uyên bác nhưng khiêm cung, lúc nào cũng trọng tín nghĩa và không tiếc công tiếc của mà chỉ bảo đám hậu sinh chúng tôi về bất cứ một vấn đề nào…".

Trong buổi tiệc có một số học trò của thầy Kham cũng là giáo sư lên phát biểu cảm tưởng như giáo sư Lưu Khôn, Nguyễn Văn Sâm… Thầy Nguyễn Khắc Kham ngồi xe lăn, sức khỏe hơi kém và tỏ ra xúc động trước nghĩa cử của những người đã từng được ông truyền dạy kiến thức.

Nhìn trong số người tham dự mà tất cả đều đã lớn tuổi, là những ngừơi trí thức của đất nước VN, những tinh hoa của dân tộc nay đang sống lưu vong nơi xứ người mà lòng ngậm ngùi cho thân phận quê hương. Tinh thần tôn sư trọng đạo của truyền thống đông phương vẫn còn, làm bồi hồi mọi người. Đất nước Việt Nam cần phát huy tinh thần lương sư hưng quốc, tôn trọng người làm công tác giáo dục và cải thiện hệ thống giáo dục thì trong tương lai mới mong phát triển sánh vai cùng thế giới.

https://vietbao.com/a95822/san-jose-tiec-mung-giao-su-nguyen-khac-kham-100-tuoi

*********************
Thầy Nguyễn Khắc Kham sinh năm 1908, (tính theo tuổi tây thì mới 99 tuổi nhưng tính theo tuổi ta thì 100 tuổi)  tại Hà Nội.
 

EDITED: 26 Sep 2017 13:37 by HTHINH
From: Hồ Răng Ham (HRH)26 Sep 2017 14:01
To: BUFFALO (DAUCULA) 19 of 27
Ổng đáp lại Anh thêm 1 bài nữa kìa :)
From: LLK (LYLIENKIET)26 Sep 2017 14:11
To: Hồ Răng Ham (HRH) 20 of 27
 (tearsofjoy)  (tearsofjoy)  (tearsofjoy)
From: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG)26 Sep 2017 14:39
To: Hồ Răng Ham (HRH) 21 of 27
Hehehe cái viện Việt học này vốn là 1 cái viện bá láp xưa nay mà  yay
Nội cái phép trừ cũng đã bá láp rùi, sinh 1908 thì có đếm được 100 tuổi Tây thì phải chết 2008 mà theo tuổi Ta tức cộng thêm 1 tuổi "Mụ" tức là tính cả 9 tháng 10 ngày trong bụng Mẹ thì chết năm 2007 mới được tính là 100 tuổi. Còn đằng này thì chết hùi 2006 thì chỉ là 99 tuổi Ta, 98 tuổi Tây thui.
Mấy cái thèng nâng bi đội lá ở cái viện tào lao này muốn nói kiểu gì thì nói, chúng in hệt mấy thèng quan chức VC bây giờ, xem người đọc hay người dân như đống xiệt, viết tào lao xú đế, muốn nói tào lao bí đao kiểu gì thì nói, ko xem người đọc là cái nghĩa địa gì, vậy mà có đứa còn rinh dzìa đây chi dzậy ta (dontknow)  (dontknow)  (dontknow)
From: Hồ Răng Ham (HRH)26 Sep 2017 14:44
To: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG) 22 of 27
Người ta tâm đắc lắm mới đem về share đó Anh :)
From: 6 BaMẹ (LUCTIEUPHUNG)26 Sep 2017 14:48
To: Hồ Răng Ham (HRH) 23 of 27
 ;-)  ;-)  ;-)  ;-)  ;-)
From: Thùng nước lèo (HOASIMTIM)26 Sep 2017 15:08
To: tieutuong (HTHINH) 24 of 27
ngừ ta nhắn dìa nấu ăn
chứ đâu có nhắn dìa share bài diết đâu cơ chứ
 >.<
From: Thùng nước lèo (HOASIMTIM)26 Sep 2017 15:09
To: Hồ Răng Ham (HRH) 25 of 27
cừ típ
chúc mừng anh ham gặp lại bạn cũ

 (haha)
From: Meoww26 Sep 2017 15:59
To: Thùng nước lèo (HOASIMTIM) 26 of 27
  (violent)
From: Thùng nước lèo (HOASIMTIM)26 Sep 2017 16:04
To: Meoww 27 of 27
 (rotfl)