Dạ cổ hoài lang

From: Kcl25 Mar 2017 05:15
To: ALL1 of 10
Mình nghe nói đi coi “Dạ cổ hoài lang”, khúc cuối phim sẽ khóc dữ lắm. Mình lại không thấy vậy, vì từ khúc giữa là mình khóc rồi, khóc lê lết cho tới cuối phim. Mà không phải mình mình, khi hết phim đèn sáng, mình nhìn xuống hàng ghế phía trước, thấy một bạn gái cũng đang chùi nước mắt…
Mà cũng ngộ, trước khi đi xem phim mình nghĩ ừ thì đi thưởng thức một sản phẩm nghệ thuật nghe đâu được đầu tư chăm chút. Mình không nghĩ rằng mình, và những cô gái trẻ trạc tuổi mình sẽ xúc động đến nỗi rơi nước mắt. Bởi vì chủ đề trong phim hoàn toàn xa lạ với tụi mình (giống như khái niệm “quê hương” hoàn toàn xa lạ với nhân vật Tammy vậy). Nhưng cuối cùng thì Dạ cổ hoài lang, dù khai thác một câu chuyện xa lạ với thế hệ trẻ, vẫn lấy đi nước mắt của bao người bởi vì tính Việt trong phim quá sức tràn trề, quá sức mạnh mẽ.
Đây cũng là vai diễn hay nhất của Hoài Linh từ trước đến giờ (theo cảm nhận cá nhân của mình). Trước khi xem, mình nghĩ Hoài Linh sẽ lặp lại bản thân ở những tuyến nhân vật bị con cháu đối xử tệ bạc và sướt mướt như trong mấy phim truyền hình dài tập. Trong Dạ cổ hoài lang, Hoài Linh vẫn là một ông già đáng thương, nhưng đáng thương theo kiểu khác. Về điểm này mình rất phục tác giả viết kịch bản, đã cho những xung đột thế hệ giữa ông nội Việt - cháu Mỹ xảy ra liên tiếp và lên đến đỉnh điểm một cách hợp lý và khá tinh tế.
Những người nào có ông bà ngày xưa, đặc biệt là người miền Nam, khi xem phim sẽ thấy rợn người đôi lần bởi cách nói chuyện của ông Tư Lành nghe sao giống ông bà mình quá. Đó là cái khẩu khí vừa uy nghi vừa thương mến, vừa khúc chiết lại vừa nhún nhường. Đó là cung cách tự tin về vị thế “người lớn” của mình trong nhà. Ví dụ như trong khi đối với Tammy, việc đọc nhật ký của người khác là sai trái, không thể chấp nhận được thì ông Tư Lành không những không cho rằng sai, mà còn ân cần đặt bút “phản hồi” vào nhật ký của con trai mình bằng giọng điệu hết sức bao dung và trìu mến “Ba hiểu cho con trong hoàn cảnh đó, Ba tha lỗi cho con…”. Coi khúc đó mà mình thật sự nổi da gà.
Ngoài Hoài Linh, những diễn viên khác trong phim cũng đều diễn đạt. Có lẽ cái chất của câu chuyện này thật quá, đời quá nên họ không cần phải lên gân khi “diễn” mà cứ thể tự nhiên ăn ý thôi. Tammy dễ thương, đúng chất con nít Mỹ. Khúc bản cầm cuốn từ điển Anh-Việt tra từ để nói ông nội “xâm phạm tài sản cá nhân” của bản coi vừa tức vừa tức cười.
Vai người cha diễn hay, mình không biết tên diễn viên. Chỉ biết rằng cảnh nước mắt đàn ông rơi xuống khi kể câu chuyện thuyền nhân sẽ đeo đẳng mình một thời gian dài.
Chí Tài thì kỳ cựu quá rồi, mặc dù trong các vở kịch hài, Chí Tài thường đóng vai trò như một tấm đệm để làm nổi bật Hoài Linh hoặc các nghệ sĩ khác nhưng trong phim này mình đặc biệt thích nhân vật ông Năm do chú ấy thủ vai. Ông Năm trong phim đầy khí chất quân tử, trọng nghĩa khí, nhưng lại thích bọc cho mình vẻ ngoài của một công tử ngông nghênh, tưng tửng, thích nói chuyện “đâm xuồng bể” cà khịa người ta. Coi phim càng thấy thương cho hoàn cảnh của Tư Lành thì mình càng cảm phục sự nhường nhịn của Năm Triều. Cảnh Năm Triều thời trẻ ngồi dưới hiên mưa rơi bên mấy chum nước tội nghiệp quá trời.
Mình cá là người lớn xem phim này sẽ xúc động lắm, người xa quê lại càng xúc động. Xúc động từ cái cầu khỉ, bờ ao, cho tới chuyện hai ông già đi tìm hình chữ S giữa trời tuyết. Trong cái tinh thần đó, đưa bản Dạ cổ hoài lang vô nữa là lấy nước mắt khán giả cái rụp. Đố ai mà dửng dưng nổi.
Mình từng đọc ở đâu đó nói rằng bản Dạ cổ hoài lang sống mãi đến ngày nay là vì nó gợi lên một nỗi buồn mơ hồ sâu kín trong lòng của người Việt. Lúc trước mình không hiểu lắm, nhưng giờ mình phần nào cảm nhận được nỗi buồn sâu thẳm của người Việt đó rồi. Đó là cái buồn đa cảm với thời cuộc, là sự nặng tình, quyến luyến với quê hương, là lúc nào cũng canh cánh mối dây vô hình giữa người đi kẻ ở, giữa người còn và người đã khuất… Sinh ra là người Việt, dẫu ở thế hệ trước hay thế hệ này, đều âm thầm mang trong lòng những vết sẹo. “Dạ cổ hoài lang” thành công vì đã đem những vết sẹo ấy phơi bày lên màn ảnh rộng để người Việt hiểu và thương nhau nhiều hơn.


https://www.facebook...?type=3
From: Lunxit25 Mar 2017 14:40
To: Kcl 2 of 10
Phim này do người bên VN qua đạo diễn, quay cảnh High Park Toronto của Canada vì có nhiều tuyết. Cháu chưa coi, cái trailer thấy có những hi tiết lạc quẻ. Mùa đông có ai mặc mấy cái áo lạnh kỳ cục như Chí Tài Hoài Linh đâu, còn trùm tấm chăn đi ngoài đường. Mùa đông trời tuyết như vậy lạnh lắm, ông già nào mà ra ngoài ghế đá ngồi như vậy đố chịu nổi 5 phút. Trời lạnh là phải đứng rung cho ấm chớ không có ngồi hay nằm. Ngoại trừ mấy người homeless hay say rựu , bịnh mất hết cảm giác mới có thể làm được thôi. Cũng không có chuyện cháu gọi cảnh sát bắt ông nội vì trở về nhà từ viện dưỡng lão. Nhảm nhí hoàn toàn. Không có đứa cháu nào như vậy, cảnh sát không phải con nít sai nó làm chuyện tào lao như vậy.

EDITED: 25 Mar 2017 14:40 by LUNXIT
From: Chouprincess25 Mar 2017 16:13
To: Kcl 3 of 10
Mà tại sao có "vết sẹo" như vậy thì bài viết không nói luôn há bác?
From: Chouprincess25 Mar 2017 16:16
To: ALL4 of 10
Có một câu hỏi rất bình dân (có thể nói là "hỏi ngu" ) mà nghe cũng "đắng lòng" :

Tại sao thời Pháp thuộc, rồi qua thời Mỹ đô hộ lại không có chuyện dân vượt biên (vượt biển) rời bỏ Tổ Quốc vậy? Trong khi "thống nhất" đất nước dân lại ùn ùn trốn chạy?
From: Kcl26 Mar 2017 02:13
To: Chouprincess 5 of 10
Câu hỏi nầy thiệt là đắng cuốn họng .
Hồi chạy 1968, 1972, 1975 người tay chạy tơi , không có ai chạy lui để mừng CM .
From: Hồ Răng Ham (HRH)26 Mar 2017 04:38
To: Chouprincess 6 of 10
Có Mỹ đô hộ nữa hả? kkkk
From: Chouprincess26 Mar 2017 05:25
To: Hồ Răng Ham (HRH) 7 of 10
Có chớ ! Bọn Mỹ nó vào miền Nam cướp bóc tàn phá, đặt ách thống trị lên toàn miền Nam, may nhờ ơn quân đội nhân dân anh dũng đâ đánh cho chúng nó cút, đất đai lại về tay............ nhà nước, nhà cửa về tay............... quân đội ! nhân dân ta lại có cái ăn cái mặc ! :B
From: Lunxit26 Mar 2017 05:30
To: Chouprincess 8 of 10
Ngay chính mấy thằng cộng sản đầu đất, dù nắm quyền chóp bu đi nữa thì chúng nó cũng gởi con cháu tụi nó trốn theo tây theo Mỹ mà. Đã vậy, tụi nó còn lấy đó làm hãnh diện, tự đắc lắm.
From: JB (HEARTBREAKER)28 Mar 2017 07:43
To: Lunxit 9 of 10
Phim mà , những điều anh nhận xét tuy nó hư cấu nhưng có thể chấp nhận được.
From: núi (XUA)28 Mar 2017 08:57
To: Chouprincess 10 of 10
anh Choux đi coi đi rồi về cho review chắc chính xác hơn mấy đứa ăn tiền viết bài quảng cáo à ! (haha)
still cannot picture Chí Tài đóng chính kịch