Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê

From: Tekong21 Jul 2017 20:22
To: ALL1 of 1
Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê http://hoihuu.blogspot.com/2015/01/i-tim-mo-cu-nguyen-hien-le.html?spref=fb&m=1 Đọc bài này mà buồn rưng rưng. Học giả Nguyễn Hiến Lê là người mà tất cả các nhân sĩ trí thức, sinh viên học sinh VN trước năm 75 đều kính trọng ông. Sau năm 75 VNCH bị cưỡng chiếm, CS thu gom đốt hết sách vở, tôi đã giấu lại một số sách của ông và đã tặng cho các nhà trí thức ở Hà Nội vào thăm miền Nam, họ đã đọc và phải thốt lên: “Ở trong Nam nhiều người viết sách hay quá, toàn những sách có giá trị văn học đạo đức”. Phải mất hơn 15 năm sau, tôi mới thấy ở Saìgòn cho in lại các tác phẩm của ông, nhưng thật đáng buồn họ lại không biết đến cuộc sống của ông, tác giả sống chết ra sao? Sách của Ông là người Thầy là kim chỉ nam của tôi khi còn là một học sinh lớp năm cho đến bây giờ! Bây giờ tôi vẫn còn giữ lại những quyển sách được in trước năm 75 của ông làm kỷ niệm : “Quẳng gánh lo đi mà vui sống, Sống đẹp, Đắc Nhân Tâm, Nghệ Thuật Nói trước Công Chúng”. Nhất là đọc cuốn Nghệ Thuật Nói trước Công Chúng, đã giúp tôi thành công trong các buổi thuyết trình ở trường của thời trung học, tôi đã trở thành kẻ tháo vác, có tài hùng biện đứng đầu trong lớp. Nhớ đến ông, Học giả Nguyễn Hiến Lê với lòng kính trọng và thương tiếc! MDDL Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê Trần Thị Trung Thu - Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ. Chị Dương vừa nói vừa lắc cái đầu nhỏ nhắn làm đuôi tóc vẫy vùng sau lưng. Giọng nói nhẹ nhàng của cô gái miền Tây không chút giấu giếm và đùa giỡn. Nhìn sâu vào mắt chị, tôi biết chị nói thật. NGUYENHIENLE1 Có lẽ nào, tôi tự nhủ trong lòng. Ông Nguyễn Hiến Lê mà chị ấy không biết sao. Tôi cứ nghĩ một vị học giả lẫy lừng như ông chí ít ai từng cắp sách đến trường đều biết. Huống hồ, chị là một nhân viên kế toán kiêm luôn chân giữ thư viện huyện mà lại lạ lẫm với cái tên quen thuộc ấy sao. Kỳ lạ! Ngửa mặt nhìn tấm bảng hình chữ nhật treo vững vàng trên bậu cửa, tôi nhẩm lại dòng chữ “Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp”. Không lẽ nào. Khi đọc xong cuốn “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, tôi nổi hứng muốn đi tìm mộ tác giả để thắp một nén nhang biết ơn. Nhớ có lần đọc trong một cuốn sách nói rằng mộ ông nằm ở Lai Vung, tôi phóng xe Honda đến đó. Tôi nghĩ, với một người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa như ông, chắc sẽ có một khu mộ đàng hoàng mà chỉ cần hỏi nhỏ người dân ở đó là biết. Cho nên, ngay cả khi chị Dương nói một câu rất chân thật nhưng phũ phàng, tôi cũng không suy suyển lòng tin. Tôi tự an ủi, chắc chị nghe không rõ tiếng tôi, cũng có thể là chị chưa kịp nhớ ra. Tôi cẩn thận ghi tên ông ngay ngắn vào một tờ giấy rồi đưa chị đọc. Chị đọc đi đọc lại một cách chậm rãi như thể đầu óc đang làm việc hết công suất để sàng lọc từng milimet trí nhớ hòng tìm ra cái tên Nguyễn Hiến Lê. Cuối cùng, chị trả lại tôi mảnh giấy với nụ cười e lệ. - Chị không biết thật rồi. Chắc anh Tú, trưởng phòng Văn hóa Thông tin biết. Để chị dẫn em vô gặp anh ấy nhé. Tôi lẽo đẽo theo chị trong lòng khấp khởi mừng. Nếu quả thật người tôi đang đi tìm có ở Lai Vung và nổi tiếng như thế thì trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện biết là cái chắc. Anh Tú có phòng làm việc riêng, trên bàn chiếc máy tính nối mạng đang phát một bài nhạc cách mạng hào hùng. Sau khi nghe nguyện vọng của tôi, anh nhún vai nói giọng rề rà nhưng chắc nịch. - Anh chưa nghe tên ông ấy bao giờ. Chắc em lầm với ông Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc rồi. Tôi nhủ thầm, người miền Tây thích đùa và biết cách đùa khéo quá. Chắc anh ấy thử mình thôi chứ với chức vụ anh ấy mà không biết ông Nguyễn Hiến Lê thì còn ra thể thống gì nữa. Tôi cố nở một nụ cười hỏi lại anh bằng giọng nhẹ tênh: - Anh không biết ông ấy thật à? - Thật mà. Ông ấy là ai vậy em? Anh hỏi lại tôi hết sức bình tĩnh như đang chờ được cung cấp thông tin về một con người xa lạ. Nhìn chiếc máy tính, tôi đề nghị: - Anh cho em mượn máy tính chút nhé? Anh đồng ý. Tôi gõ tên ông vào Google, cả một núi thông tin về ông xổ ra nhưng không có một chi tiết nào đả động đến chuyện mộ ông hiện ở đâu. Anh trưởng phòng đứng cạnh tôi nheo mắt chăm chú đọc. Cuối cùng anh à lên một tiếng: - Ông này cũng nổi tiếng dữ hen. ng-hien-le-4 Thấy anh có vẻ say sưa, tôi bỏ ra ngoài hiên ngồi mong nguôi ngoai cơn thất vọng đang dâng lên trong lòng. Có vẻ như ông trời cũng biết tôi buồn, nên đang nắng ngon lành, tự dưng đổ mưa xối xả. Cơn mưa giữa trưa đuổi bắt nhau trên những tấm tôn lúp xúp, xám màu. Mưa níu chân tôi lại nơi góc hiên thư viện. Ngồi xuống chiếc ghế đá lạnh lẽo, tôi tự hỏi mình còn cách nào không, còn mối quan hệ nào tôi chưa chạm tới để tìm ra mộ ông không. Tôi có cảm tưởng mình đang phiêu lưu trong khu rừng rậm rạp để tìm kiếm một linh hồn bí ẩn trên sách vở. Giây phút linh hồn mỏng manh kia vút lên trời cao khiến tôi thấy lòng hồi hộp một cách lạ kỳ. Tôi chỉ mới hỏi han hai người, quá ít để đi tới một kết luận. Hẳn phải còn một khe hở nào đó mà tôi chưa tìm ra. Chợt nhớ bà cô dạy văn hồi cấp 3. Quê của cô ở Lai Vung thế nào cô cũng có chút thông tin về mộ ông Nguyễn Hiến Lê nếu nó thật sự ngự trị tại đây. Cô là người học cao hiểu rộng chắc sẽ giải đáp được thắc mắc cho tôi. Không chần chừ đến một giây, tôi hăng hái bấm số điện thoại của cô. Tiếng bên kia đầu dây đánh thức những dây thần kinh trong người tôi đến mức phấn khích như người chết đuối vớ được chiếc phao. Nhưng đôi khi, phao không đưa ta đến bờ được. Cô biết ông nhưng không biết mộ ông nằm ở đâu. Cô hứa sẽ gọi điện hỏi thăm bà con ở Lai Vung xem thử có ai biết không, và dặn tôi chờ. NGUYENHIENLE2 Còn ai có thể trả lời câu hỏi của tôi đây? Nhà giáo không biết liệu nhà văn có hơn không? Nghĩ thế tôi không ngần ngại bấm số của một anh nhà văn. Tôi tin rằng giới văn nghệ sĩ rất rành mấy chuyện bên lề này. Anh bạn tôi là người hay giang hồ vặt, lại thêm dân miền Tây, chắc sẽ có những thông tin hay ho. Nhưng câu hỏi của tôi thuộc loại khó nuốt, anh biết rất rõ ông Nguyễn Hiến Lê nhưng cái vụ mồ mả thì anh bí. Anh nói sẽ gọi những bạn văn của anh để hỏi xem có ai biết không. Lại một lời hứa. Đã hỏi hai “nhà” rồi, tôi hăng hái hỏi …[Message Truncated] View full message.
EDITED: 21 Jul 2017 20:22 by TEKONG