Bài thơ của một chiến binh miền Bắc tử trận

From: Tekong23 Sep 2017 07:57
To: ALL1 of 4

Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969. Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương. Bài thơ nầy được đăng trên báo chí VNCH thời đó. Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại :

"Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào
Tiếng tiêu gợi nhớ 
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh."

st
Kili

From: Dama23 Sep 2017 08:19
To: Tekong 2 of 4
Lời thơ hay quá 
Chất chứa tình cảm dạt dào 

 (up2)
From: tieutuong (HTHINH)27 Sep 2017 08:49
To: ALL3 of 4
Trận chiến tranh nồi da xáo thịt đã để lại bao nhiêu vết thương khó lòng hàn gắn ...  :-(  :-(  :-(

*****************************
Đọc "Khi Anh Chết"

thơ Lê Mai
Châu Thch
 
Image result for image chiền tranh                           
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tôi là một người lính miền Nam, Lê Mai là một chiến binh miền Bắc, không phải vì thế mà không thể đồng cảm nhau, nhất là bài thơ của Lê Mai chỉ nói sự nằm xuống của một con người. Đọc toàn bộ bài thơ, lúc đầu ta tưởng chẳng có gì đáng phải khen, người chiến binh nào khi chết ở mặt trận thì cũng thế. Thơ anh không tiếng rên, chỉ có một chút nước mắt, khô cằn như sỏi đá. Tuy thế, chính sự khô cằn của bài thơ làm cho tôi thấy buốt giá, thấy rợn người và bắt tôi phải viết, viết ngay và viết khen.
Hãy vào khổ thơ đầu tiên:
 
Khi anh chết, anh vẫn còn thấy đói
Anh nhìn tôi như hỏi: có còn gì?
Mắt lệ nhòa, tôi còn biết nói chi
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
 
Đọc thoáng qua nhiều người sẽ cho rằng nhà thơ nói đến “bụng đói” của người chiến sĩ trong phút lâm chung. Không đâu, chết mà đói là sự bình thường cúa tất cả những người trên chiến trận, không đáng gì để đưa vào thơ. Nhà thơ muốn nói đến cái đói khác, cái đói của người chiến binh nhập ngũ ở thời trai trẻ, kể từ đó cuộc đời họ hứng chịu cái đói, nhưng cái đói vật chất không đáng kể mà cái đói tinh thần mới quan trọng: Đói tháng ngày cận kề cha mẹ, đói tình yêu thắm thiết của em, đói niềm vui sự sống ... , nói chung đói tất cả những gì mà tuổi thanh niên cần nhận lảnh. Chữ đói trong thơ cho ta liên nghĩ đến tất cả những vật chất và tinh thần mà người chiến binh chịu thiếu hụt vì phải đầu quân. Tất cả từ ngữ trong khổ thơ nầy làm vệ tinh cho chữ “ đói” và chính cái tứ “ đói” của thơ ẩn chứa một nỗi đau bi thiết đã làm cho vế thơ đầu của bài thơ xao động con tim người đọc. Cái hay của thơ là ở đó, ở chổ nhờ một chữ bình dị mà chủ đạo, qua chữ ấy cả khổ thơ gây cảm kích và đi vào lòng người..
Bước qua khổ thơ thứ hai cũng vậy, chữ “nói’’ không chỉ là mang ý nghĩa những lời cuối cùng của người chiến sĩ sắp lâm chung. Chữ “nói” trong khổ thơ nầy cũng hàm chứa nỗi oan khuất của người trai trẻ phải tắt tiếng giữa cuộc đời:
 
Khi anh chết anh vẫn còn muốn nói
Tâm sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió thương anh nên cố sức phều phào
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
 
Ở đây tác giả muốn bày tỏ sự khao khát giao lưu truyền thông giữa người sắp chết và cuộc đời. Nếu không chết người lính sẽ còn bao nhiêu năm được nói với cha, với mẹ, với bạn bè, với em và với cả tha nhân. Chữ “nói” trong khổ thơ nầy cũng như chữ “no” ở khổ thơ trên mang toàn bộ ý nghĩa của đời người. Người chiến binh trước khi trút hơi thở cuối cùng vẫn còn “thấy đói” và “muốn nói”. Cái sự thấy và muốn ấy, không chỉ là sự thấy đói và muốn nói của thế xác mà ý nghĩa của thơ nặng về phần tinh thần, bày tỏ sức sống, ước vọng, nhu cầu của một sinh linh bị cắt đứt trong giây phút phủ phàng. Trong thực tế, trước phút lâm chung vì sự đau đớn người thương binh có thể không thấy đói, không muốn nói gì nhưng sự “thấy đói” và “muốn nói’” trong thơ là nỗi thiếu thốn tinh thần dằn vặt theo năm tháng của đời làm lính, là niềm trắc ẩn chất chứa trong lòng có khi nó hiển lộ, có khi nó nằm trong tiềm thức. Tác giả bài thơ không chỉ bộc lộ nỗi niềm đó cho duy một chiến hửu chết trên tay ông mà ông bộc lộ nỗi niềm đó trong chính cõi lòng ông, là cảm nhận của ông, là biểu lộ hộ tiếng than ai oán, bày tỏ toàn bộ sự bi ai cho tất cả chiến binh đã chết trên hai chiến tuyến đối nghịch nhau, tố cáo sự bất công cắt đứt đời người vô lý của chiến tranh đã làm cho các tử sĩ chưa thực hiện được dự phóng mà mình ao ước thực hiện. Cái “thấy đói” và cái “muốn nói”ở phút cuối cuộc đời là cái thấy và muốn hoàn thành sự nghiệp còn bỏ lại dở dang giữa trần thế
Qua khổ thứ ba của bài thơ tác giả đề cập đến ý muốn nhắn nhủ của người tử sĩ. Người đọc thơ nên chú ý đến câu thơ “Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?”:
 
Khi anh chết anh vẫn còn muốn nhắn
Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
 
Ai cũng có thể đoán được người tử sĩ sẽ nhắn nhủ nhiều điều cho cha mẹ, cho vợ con, cho những người thân yêu còn ở hậu phương. Thế nhưng tác giả lại viết “nhắn nhủ gì” và đánh một dấu hỏi (?) to tướng, làm như không biết sự thường tình ấy đã được viết ra trong vô vàn tác phẩm. Vâng, tác giả biết đấy, nhưng ông muốn dùng một ẩn ý trong thơ để nói đến những lời nhắn nhủ cao hơn về những điều thiêng liêng hơn vợ con, cha mẹ, như là non sông đất nước chẳng hạn. Những lời nhắn nhủ ấy, có thể trăm ngàn tử sĩ không nói thành lời nhưng nó chất chứa đầy trong dòng nước mắt của họ. Những điều nhắn nhủ đó là những điều ẩn chứa trong câu thơ “tâm sự gì với vòi vọi trời cao” ở khổ thơ trên. Những lời nhắn nhủ “ tâm sự gì với vòi vọi trời cao” đó chính là ước muốn của họ gởi lại cho người còn sống thực hiện cho tổ quốc, cho non sông, cho lý tưởng mà họ từng theo đuổi chưa thành. Cái ước muốn hoặc là bồng bột, hoặc là tiềm ẩn trong lòng suốt cuộc đời b…[Message Truncated] View full message.
EDITED: 27 Sep 2017 08:49 by HTHINH
From: Luudan28 Sep 2017 07:59
To: Tekong 4 of 4
Bài thơ này của cuc Chiến Tranh Chính Trị thời đó. Hình nhu tác giả tên Ngân.