Phỏng vấn Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn

From: Dama15 Jan 2018 11:17
To: ALL3 of 15
LDV: Dù là một người rất nổi tiếng, và sự nổi tiếng đó có thể đưa đến một lối sống khác hơn, nhưng Nhà Văn lại chọn một cuộc sống ngoài đời khá ẩn dật, để duy trì sự cân bằng trong gia đình, và cũng để khéo léo tránh những tai tiếng không cần thiết. Giả sử chúng ta trút bỏ hết những hệ lụy, luật lệ, hậu quả…Nhà Văn sẽ thích thử sống một đời sống khác hơn không? Một ngày lý tưởng của Nguyễn Ngọc Ngạn, nếu không phải cầm bút hay cầm microphone, sẽ là một ngày như thế nào?

NNN: Chú rất hài lòng với lối sống hiện tại. Những ngày không đi show thì về với gia đình, chở bà xã đi chợ. Ngày xưa, chú rất thích họp mặt bạn bè. Đó là một nét văn hóa Sài Gòn trước 1975. Trịnh Công Sơn nói: “Sáng nào thức dậy không thấy có bạn trong nhà là mất vui!” Thời chú còn hoạt động Văn Bút, tiệc tùng đình đám, đón khách về nhà liên tục, văn giới cũng như chính khách. Cháu đọc cuốn “Nhìn Lại Một Thập Niên” của chú chắc cháu sẽ phải giật mình.

Sau vụ video “Mẹ” năm 1997, chú mới nhận ra là bạn bè đích thực không có bao nhiêu. Từ đó chú đổi hẳn cách suy nghĩ, quay về với vợ con và chỉ còn gặp gỡ một số rất ít những bằng hữu mà chú coi như người thân trong gia đình.

Một ngày nếu không phải cầm bút hay cầm micro thì chú có cái thú đánh mạt chược (play majong). Nhưng cái nhóm mạt chược 4 người của chú không biết sẽ kéo dài được bao lâu, vì trong nhóm này, chú thuộc thành phần trẻ, năm nay mới 73! Còn một ông 85 và một bà 95. Chả biết ngôi sao nào sẽ vụt tắt mà mạt chược thì bắt buộc phải có tối thiểu 4 người mới chơi được!

Chú cũng thích họp mặt bạn bè một nhóm nhỏ vài người thân, ăn uống tại nhà hay tại tiệm. Đó là thời khắc thư giản thoải mái của chú. Chú không uống được rượu, bất cứ loại rượu gì kể cả bia, thành ra nếu đối ẩm thì chỉ là uống trà với bà xã!

LDV: Nhà Văn có vẻ yêu thích và say mê lịch sử cũng như có nhiều bài viết về đề tài này. Nghĩa gốc của từ lịch sử là điều tra.. Nghiên cứu nhiều về lịch sử đã có giúp chúng ta thay đổi tương lai không, dựa trên những gì nhân loại đã trải qua?

NNN: Cháu nói đúng: chú thích đọc lịch sử. Đọc sử để ngậm ngùi với những cái sai của các nhân vật lịch sử trong quá khứ và hy vọng những cái sai ấy sẽ không tái diễn trong tương lai. Đọc sử đôi khi cũng để thấy sự sắp đặt của Tạo Hóa về những biến chuyển mà con người không lường được. Gần đây chú thường nghĩ: Thế giới chịu đựng chiến tranh Quốc Cộng suốt mấy chục năm, nhất là Việt Nam là nạn nhân trực tiếp. Bất ngờ hệ thống Cộng Sản toàn cầu sụp đổ. Ai chả mừng! Nhưng chính vì Cộng Sản sụp đổ, không còn là mối đe dọa lớn nữa, Mỹ và thế giới tự do mới cho Trung Quốc hưởng tất cả những hiệp ước thương mại tự do, nghĩa là mở ra thị trường mênh mông, "làm cỗ cho Trung Quốc xơi!" Để bây giờ Trung Quốc trở thành mối đe dọa của toàn cầu! Giả như hệ thống Cộng Sản chưa sụp đổ và giả như Trung Quốc chưa từ bỏ kinh tế Cộng Sản để chạy theo kinh tế tư bản, thì giờ này họ vẫn chỉ loay hoay trong cái thị trường nhỏ hẹp và nghèo nàn của khối Cộng Sản mà thôi, chứ làm gì cường thịnh như bây giờ! Cũng giống như Việt Nam. Giả như Việt Nam không bỏ kinh tế Cộng Sản để chuyển sang tư bản thì giờ này cũng vẫn đói như Bắc Hàn mà thôi! Thành ra cái hướng đi của lịch sử nhiều khi người ta không đoán trước được!

LDV: Nhà Văn từng đề cập đến vấn đề văn hóa Việt Nam chúng ta đề cao quá mức sự khiêm tốn, và sự khiêm tốn bị đè nén cực độ dễ đưa đến cảm giác hằn học, ẩn ức, và dẫn đến tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng.” Làm sao có thể thay đổi điều này, bởi đoàn kết là một yếu tố quan trọng trong bối cảnh cộng đồng, nhất là cộng đồng tha hương như chúng ta?

NNN: Văn hóa không thể thay đổi một sớm một chiều được. Chú sang Nhật, rồi nhìn về Việt Nam, thấy buồn hiu hắt. Tự ái dân tộc là căn tính của người Nhật. Tự ái cá nhân là căn tính của người Việt. Tự ái dân tộc mạnh thì không làm điều gì để dân tộc mình bị mang tiếng. Tự ái cá nhân mạnh thì chỉ nghĩ đến bản thân, làm bất cứ cái gì có lợi cho mình. Nghĩa là yêu mình hơn yêu nước, do đó mới nảy sinh tham nhũng, trộm cắp công khai từ trên xuống dưới. Người Việt sang lao động bên Nhật bị ghi nhận hơn 2400 vụ ăn cắp trong một năm! Bảng cảnh cáo bằng tiếng Việt treo khắp nơi! Khi chú xưng mình là người Việt, thấy cũng ngượng!

Ai cũng có lòng yêu nước, bởi đó là bản năng. Nhưng nếu yêu mình hơn yêu nước thì là điều bất hạnh bởi không thể đưa đất nước tiến lên được.

Cháu nói đến nhu cầu “đoàn kết” của cộng đồng là nói đến một chuyện hoang đường bởi người Việt không thể đoàn kết được. Chú hay nói nửa đùa nửa thật rằng: Bà Âu Cơ không sinh một đứa con mà sinh ra 100 đứa. Nuôi không nổi thì chúng nó phải đánh nhau! Dòng Bách Việt ngự trị hàng ngàn năm trên lãnh thổ Trung Hoa, kiến tạo nền văn minh cho Trung Hoa suốt từ thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Thế mà rồi không đoàn kết để bị đánh tan tành. Sử Tàu viết: “Nước Việt có thời làm bá chủ chư hầu, mạnh nhất Trung Hoa. Nhưng sau khi bị nước Sở đánh tan, con cháu vua Việt sống tản mác ở vùng Thiên Thai, không đoàn kết được nữa, ai cũng tự xưng là “quân trưởng” (tiểu vương), cho đến khi Tần Thủy Hoàng chiến thắng thì tất cả ra đầu hàng”.

Chú có cái nhìn thực tế: Đừng kêu gọi đoàn kết. Cái đó là đòi hỏi quá đáng. Chỉ kêu gọi đừng hãm hại nhau là tốt rồi!

LDV: Là một người đọc nhiều với gia tài tủ sách đồ sộ, tác phẩm nào là cuốn Nhà Văn luôn muốn đọc đi đọc lại?

NNN: Hồi mới lớn, chú đọc bộ “Tam Quốc Chí” khoảng 20 lần, gần như thuộc lòng. Cuốn này cho chú một bài học khi viết văn là, trong tiểu thuyết, khi có nhiều nhân vật, thì mỗi nhân vật phải có một cá tính riêng.

Chú cũng đọc cả chục lần bộ “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh. Cuốn này minh chứng lời chỉ dẫn của Nhất Linh trong “Viết Và Đọc Tiểu Thuyết”. Ông cho chú lời dạy quan trọng là: Viết tiểu thuyết, nội dung dĩ nhiên là quan trọng. Nhưng việc chọn chi tiết để diễn tả còn quan trọng hơn! Bởi vậy truyện của chú lúc nào cũng nhiều chi tiết.

Hơn 25 năm qua, đi máy bay nhiều, chú thường cầm theo cuốn “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. Bà xã c…[Message Truncated] View full message.
From: Dama15 Jan 2018 11:19
To: ALL4 of 15
LDV: Năm 2017 đã trôi qua với nhiều biến cố trên thế giới: Trump trở thành tổng thống nước Mỹ một cách ngoạn mục, Bắc Hàn với mối đe dọa vũ khí hạt nhân, vấn đề kiểm soát vũ khí và vấn nạn sách nhiễu tình dục lại trở thành tâm điểm, nhiều trận khủng bố cũng như thiên tai toàn cầu đã xảy ra, v.v. Nhà Văn có thể thử dự đoán năm 2018 sẽ ra sao với thông tin và tình hình hiện tại? Nhà Văn mong muốn những gì cho mình, cho người, cho dân tộc trong năm mới?

NNN: Vấn đề thế giới hiện nay thì nóng bỏng nhất là Bắc Hàn. Theo chú thì chiến tranh sẽ không xảy ra bởi vị trí địa lý của Triều Tiên dính liền với Nam Hàn như hai miền của Việt Nam và Đức trước đây. Giả như Triều Tiên nằm biệt lập thì có thể Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã trừng phạt rồi. Nhưng Nam Hàn và Bắc Hàn chung biên giới, đụng đến Bắc Hàn thì chắc chắn Nam Hàn sẽ lãnh hậu quả nặng nề. Chú qua Hàn Quốc hai lần, ra khu phi quân sự, đứng ở cầu biên giới nhìn sang Bắc Hàn và hình dung ra bao nhiêu khẩu đại bác hoặc hỏa tiễn từ Bắc Hàn vẫn đang hướng về Nam Hàn để chờ dịp tiêu huỷ Seoul!

Chuyện Việt Nam là nỗi đau nhức nhối của bất cứ người Việt nào ở hải ngoại bởi nó hoàn toàn không có lối thoát. Cách nay khoảng 5 năm, ở Đại Hội Thánh Mẫu Missouri, đài Tiếng Nước Tôi phỏng vấn chú về chuyện đất nước. Chú nói:

“Việt Nam hiện đang phải đương đầu với một cuộc xâm lăng mà không có chiến tranh. Xâm lăng có chiến tranh thì còn có cách giải quyết. Xâm lăng không chiến tranh thì thế giới không can thiệp được và Việt Nam sẽ mất từ từ bằng thủ đoạn kinh tế và sức ép quân sự kín đáo của kẻ mạnh”.

Chú năm nay đã 73, không còn phải bận tâm gì về tương lai nữa. Khổng Tử nói: “Ngũ thập tri thiên mệnh. Lục thập ngôn bất nghịch nhĩ.” Năm mươi tuổi biết mệnh trời an bài cho mình thế nào rồi. Sáu mươi tuổi thì ai nói gì nghe cũng xuôi tai, không muốn tranh cãi nữa. Chú cầu mong sự bình an trong cuộc sống và trên tất cả, cầu mong đất nước Việt Nam vươn lên theo đà tiến triển chung của các quốc gia văn minh trên thế giới. Chỉ tự hào về chiến thắng quân sự mà không chiến thắng nổi nghèo đói, lạc hậu, tham ô, thì cái chết của cả triệu người Việt Nam trong chiến tranh đều là vô nghĩa!

Cảm ơn Lưu Diệu Vân đã bỏ thì giờ nói chuyện với chú.

*****

Chú xin vắn tắt để khỏi mất thì giờ của độc giả: Năm 1980, chú mới từ trại tỵ nạn qua Vancouver được một năm. Bà xã chú, nghệ sĩ quen gọi là cô Diệp, lúc ấy từ Paris đưa mẹ sang Canada để thăm mộ người con cả, tức anh cô Diệp, mất tại Canada vào năm 1978. Do một người bạn giới thiệu, chú gặp cô Diệp chiều thứ Sáu. Hai hôm sau là chiều Chủ Nhật, chú hỏi cưới. Cô Diệp nhận lời, có lẻ vì thương một người nghèo! Rồi cô Diệp trở về Pháp. Hai năm sau, chú sang Paris làm đám cưới vào ngày 19 tháng 6 năm 1982 và đón cô Diệp sang Canada. Năm sau, 1983, sinh cháu Định. Vì bà ngoại cháu từ Paris sang giúp cô chú lúc cháu Định mới chào đời, nên chú lấy họ Vương của bà để đặt tên cho cháu là Nguyễn Vương Định. Chú chọn ngày cưới 19 tháng 6 cho dễ nhớ vì đó là ngày Quân Lực VNCH. Như vậy ngày 19 tháng 6 năm nay 2012 là đúng 30 năm.


Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Trần Ngọc Diệp trong ngày cưới

 
From: núi (XUA)15 Jan 2018 14:51
To: Dama 5 of 15
đọc phần rào trước đón sau của cô LDV bắt buộc tui phải ráng scroll từ trên xuống đọc cho hết bài pv. Đọc xong thấy mất tg uổng quá vì cô pv này đặt câu hỏi dở ẹc, chẳng có gì hơn những cái mà hầu như khán giả hải ngoại đã ít nhiều biết về NNN. Bản thân tui thấy so với nhiều nhân vật "người của công chúng" ở hải ngoại thì dù sao NNN cũng là 1 cái tên được nhiều cảm tình của cộng đồng VN . Ít có ai đi google để học sử Việt hay văn hoá Việt, nhưng NNN qua Paris By Night có thể truyền tải một ít kiến thức về văn hoá VN tới mọi tầng lớp mọi độ tuổi nguời xa TQ. Đây là phần đóng góp không nhỏ của ông cho cộng đồng. Vậy thôi. chứ ông có kiếm tiền bằng phương cách nào mà ông cho là không ảnh hưởng đến benefit cộng đồng (kể cả nhận làm quảng cáo) thì đó là việc của ông. Ai cũng phải kiếm sống trong khả năng và cơ hội đưa đến cho mình thôi !
chỉ thích mỗi đoạn trả lời này của ông
 
Quote: 
Văn hóa không thể thay đổi một sớm một chiều được. Chú sang Nhật, rồi nhìn về Việt Nam, thấy buồn hiu hắt. Tự ái dân tộc là căn tính của người Nhật. Tự ái cá nhân là căn tính của người Việt. Tự ái dân tộc mạnh thì không làm điều gì để dân tộc mình bị mang tiếng. Tự ái cá nhân mạnh thì chỉ nghĩ đến bản thân, làm bất cứ cái gì có lợi cho mình.

 
From: Saoxa15 Jan 2018 14:58
To: Dama 6 of 15
 (thanks)
From: Thùng nước lèo (HOASIMTIM)15 Jan 2018 16:00
To: Dama 7 of 15
lâu rồi có coi cái này trên youtube, gồm 3 phần
giờ cái gì chữ nhiều là dòm nhức đầu cháng dáng

From: núi (XUA)15 Jan 2018 16:13
To: ALL8 of 15
oh, quên hỏi có biết dụ này là dụ dì hem ?
 
Quote: 
Sau vụ video “Mẹ” năm 1997, chú mới nhận ra là bạn bè đích thực không có bao nhiêu
From: Dama15 Jan 2018 17:00
To: núi (XUA) 10 of 15
(copy từ wiki)
 
Quote: 
Chương trình Paris By Night 40 với chủ đề Mẹ đặc biệt gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Chương trình được phát hành nhân dịp Vu lannăm 1997, có một đoạn phim cho bài hát "Ca dao mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đoạn phim minh họa gồm một đoạn phim tài liệu trong đó có cảnh máy bay pháo kích dân thường đang chạy trốn tại miền Nam Việt Nam. Nhiều người tức giận và cho rằng Thúy Nga đã bêu xấu Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm để lấy tiếng tốt với chính phủ Việt Nam. Nhiều người đã viết thư đến các tòa soạn kêu gọi tẩy chay Thúy Nga và đã biểu tình trước trụ sở Thúy Nga. Thúy Nga cho rằng đây chỉ là một trường hợp nhầm lẫn do một người biên tập phim chưa thành thạo. Cả hai ông Tô Văn Lai và Nguyễn Ngọc Ngạn phải viết thư xin lỗi cộng đồng trong các tờ báo lớn.
​​​​​​​https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_Paris_By_Night_th%E1%BA%ADp_ni%C3%AAn_1990#cite_note-Cunningham_tr._116-1
From: núi (XUA)15 Jan 2018 17:14
To: Nhaclinhsan 11 of 15
cám ơn anh. Đọc lướt lướt đâu thấy có gì specifically liên quan tới Video chủ đề Mẹ mà toàn chửi ông NNN tùm lum tùm la LOLL
 
From: núi (XUA)15 Jan 2018 17:14
To: Dama 12 of 15
à ! thank you.
From: Tieutu16 Jan 2018 11:09
To: Thùng nước lèo (HOASIMTIM) 13 of 15
Quote: 
giờ cái gì chữ nhiều là dòm nhức đầu cháng dáng
hehehehe same here. :(
From: BUFFALO (DAUCULA)16 Jan 2018 14:35
To: Thùng nước lèo (HOASIMTIM) 14 of 15
Kể em nghe chuyện thiên hạ nha

Cựu Thủ Tướng Chuchill, 1 nhà hùng biện nổi tiếng . Ông lãnh đạo nước Anh trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến .
Ông đuọc mời đến thuyết giảng tái 1 Truòng Đại Học, thời lượng cho là 10 phút .
Ông hẹn Nhà Truòng 3 tháng để soạn bài thueyt61 giảng. Ông Khoa Truỏng ngạc nhiên hỏi:
-" Bài diễn văn có 10 phút sao Ngài cần đến 3 tháng để soạn thảo? Vậy nếu chúng tôi mời Ngài nói chuyện 3 tiếng đồng hồ thì phải mất bao nhiêu ngày, giờ?"
-" Nếu diễn thuyết 3 tiếng thì tôi có thể nói ngay bây giờ!!!"
Thế mới biết, càng ít chữ (hoặc tiếng) càng hay, và càng khó
From: Dama16 Jan 2018 22:57
To: ALL15 of 15
Nhận xét của NNN (cách đây 5 năm) nay đã thành sự thật .
 
Quote: 
Cách nay khoảng 5 năm, ở Đại Hội Thánh Mẫu Missouri, đài Tiếng Nước Tôi phỏng vấn chú về chuyện đất nước. Chú nói:

"Việt Nam hiện đang phải đương đầu với một cuộc xâm lăng mà không có chiến tranh. Xâm lăng có chiến tranh thì còn có cách giải quyết. Xâm lăng không chiến tranh thì thế giới không can thiệp được và Việt Nam sẽ mất từ từ bằng thủ đoạn kinh tế và sức ép quân sự kín đáo của kẻ mạnh”.