WORLD CUP 2018

From: AndyLe (HOASIMTIM.)18 Jun 2018 19:46
To: Duchuypham 40 of 228
những technology đó em nghĩ phải trang bị lâu lắm rồi mới phải, vì bóng rổ đã có từ rất lâu
để tránh sai sot và tranh cãi nơi các quyết định của trọng tài
ngay cả lỗi offside cũng nên áp dụng công nghệ luôn, vì trọng tài biên rất dễ mắc sai lầm
 
From: A318 Jun 2018 20:52
To: Duchuypham 41 of 228
Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn nhầm VAR chỉ là video, đại loại có những câu như: “Sao không xem lại VAR?”, đó là 1 sự nhầm lẫn cơ bản.

1. VAR là gì?
+ VAR là viết tắt của Video Assistant Referee, có nghĩa là Trợ lý trọng tài video.
Họ là 1 tổ trọng tài dùng video để hỗ trợ trọng tài chính, chứ không phải là 1 hệ thống video quay lại.
+ Tổ trọng tài video VAR cũng có 4 người, như tổ trọng tài chính hoạt động trên sân, bao gồm 1 tổ trưởng VAR và 3 trợ lý AVAR (Assistant Video Assistant Referee – trợ lý của trợ lý trọng tài video).
Tất cả những thành viên của tổ này đều là các trọng tài cấp FIFA hàng đầu.
Tại kì World Cup 2018, Ủy ban trọng tài FIFA tuyển chọn riêng 13 trọng tài làm nhiệm vụ VAR, những người này được huấn luyện và có kinh nghiệm sử dụng hệ thống video và kĩ thuật hỗ trợ.
Ngoài 13 người này, 1 số người trong các trọng tài làm nhiệm vụ điều hành các trận WC cũng được phân công làm thêm nhiệm vụ ở các tổ VAR.
+ Xin nhắc lại 1 lần nữa 4 người ở tổ VAR là 4 trọng tài, họ không phải hệ thống video cũng như không phải điều khiển máy quay hay video, mà nhiệm vụ của họ là đánh giá tình huống thông qua video. Sẽ có 4 nhân viên kĩ thuật điều khiển các đoạn quay lại (replay). 2 người sẽ chọn sẵn các góc máy camera, trong khi 2 người còn lại cung cấp các góc máy được yêu cầu bởi tổ trưởng VAR và trợ lý AVAR2.
2. Nhiệm vụ của từng thành viên tổ VAR?
+ Tổ trưởng VAR theo dõi góc máy chính ở màn hình phía trên và kiểm tra, đánh giá lại tình huống thông qua màn hình được chia 4 góc máy ở phía dưới.
Tổ trưởng làm nhiệm vụ điều hành tổ VAR và liên lạc với trọng tài chính trên sân, và có thể gọi ngắn gọn là VAR.
+ AVAR1 tập trung vào camera chính, và đảm bảo cho VAR (tức tổ trưởng) vẫn nắm bắt được tình hình trên sân trong khi đang đánh giá lại 1 tình huống.
+ AVAR3 tập trung vào các thông tin trên màn hình, hỗ trợ VAR đánh giá tình huống, và đảm bảo sự trao đổi và liên lạc thông suốt giữa VAR và AVAR2.
+ AVAR2 là trợ lý theo dõi các đường việt vị, dự đoán và kiểm tra các tình huống có khả năng việt vị giúp VAR nhanh chóng kiểm tra và đánh giá tình huống hơn.
3. Tổ VAR làm việc ở đâu?
+ Họ không ở từng sân, mà họ ở phòng Vận hành video (Video Operation Room – VOR) ở trung tâm truyền thông quốc tế (IBC) ở Moscow.
Tất cả các dữ liệu của các camera ở 12 sân vận động được gửi đến VOR thông qua mạng cáp quang.
+ Các trọng tài ở trên sân trao đổi với tổ VAR thông qua hệ thống radio tín hiệu, được truyền dẫn bằng đường cáp siêu tốc giữa IBC và trung tâm radio của mỗi sân.
4. Các camera của tổ VAR
Tổ VAR có thể truy xuất 33 camera, trong đó có:
8 camera siêu chậm (super slow-motion)
4 camera cực chậm (ultra slow-motion)
2 camera việt vị đặc biệt chỉ dành riêng cho tổ VAR
5. VAR hỗ trợ cho trọng tài chính khi nào?
Họ sẽ hỗ trợ cho trọng tài chính trong các tình huống được đánh giá là thay đổi cục diện trận đấu, mà FIFA liệt kê ra 4 loại chính:
+ Bàn thắng và lỗi dẫn đến bàn thắng
+ Quyết định thổi phạt đền và pha phạm lỗi dẫn tới phạt đền
+ Tình huống dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp
+ Nhận diện nhầm cầu thủ (ví dụ như phạt nhầm người)
6. Hoạt động của tổ VAR
+ Tổ VAR sẽ kiểm tra các lỗi rõ ràng liên quan đến 4 tình huống kể trên.
Tổ VAR chỉ liên lạc với trọng tài chính trong các tình huống lỗi rõ ràng hoặc những tình huống nghiêm trọng bị bỏ qua.
+ Ở WC 2018, các trọng tài được hướng dẫn cụ thể khi nào thì chấp nhận thông tin từ tổ VAR, khi nào thì xem lại video ở góc màn hình trên sân trước khi ra quyết định.
Chi tiết
a. Xem lại video để đánh giá khi
a1. Bàn thắng:
- Có lỗi của cầu thủ tấn công
- Việt vị
a2. Quyết định phạt đền
- Lỗi dẫn đến phạt đền
- Lỗi bởi cầu thủ tấn công
a3. Các tình huống thẻ đỏ trực tiếp
b. Nhận tư vấn từ tổ VAR
b1. Bàn thắng:
- 1 vị trí việt vị ảnh hưởng đến bàn thắng
- Bóng đã đi ra ngoài sân nhưng dẫn đến bàn thắng 
b2. Quyết định phạt đền
- Lỗi dẫn đến phạt đền trong hay ngoài vòng cấm
- Bóng ra ngoài trong tình huống dẫn tới phạt đền
- Việt vị trong tình huống dẫn tới phạt đền
b3. Các trường hợp nhận diện nhầm cầu thủ
7. Trọng tài chính ở trên sân sẽ làm gì?
a. Khi nhận tín hiệu của tổ VAR, trọng tài chính có 2 lựa chọn
+ Nhận tư vấn của tổ VAR để quyết định
+ Quyết định ra góc video dành riêng cho trọng tài để xem lại tình huống
b. Trọng tài chính ra dấu
+ Tạm dừng trận đấu, đặt tay hoặc chỉ tay lên tai:
-> Trao đổi với tổ VAR, đây không được coi là 1 tình huống đánh giá chính thức của VAR.
+ Tạm dừng trận đấu, ra dấu tay vẽ hình chữ nhật lên không trung
-> Đánh giá lại tình huống khi có tín hiệu của tổ VAR hoặc thay đổi quyết định sau khi xem lại video hoặc tham khảo tư vấn của VAR.
c. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là nằm ở trọng tài chính.
8. VAR hiển thị cho khán giả truyền hình thế nào?
Sẽ có 1 nhân viên FIFA sẽ theo dõi các góc máy, nghe trao đổi giữa trọng tài chính và tổ VAR để đưa lên phần hình ảnh mà tổ VAR đang đề cập.
Hệ thống đồ họa này dành riêng cho truyền hình.
Nhân viên này cũng sẽ cung cấp thông tin cho bên truyền hình, BLV, các bên truyền thông về lý do đánh giá tình huống và kết quả đánh giá thông qua 1 tablet.
-----------------------------------------------------------
Kết luận:
+ VAR là 1 tổ trọng tài, không phải là hệ thống máy móc, cũng đủ 4 người như tổ trọng tài chính.
+ Không phải trọng tài chính yêu cầu thỉ mới “dùng” VAR (VAR là người cơ mà?).
Không phải cứ trọng tài chính chạy ra xem video thì VAR mới làm việc.
VAR theo dõi xuyên suốt cả trận đấu.
+ VAR cũng là 1 tổ trọng tài, nên chỉ khi nhận định của tổ VAR khác với tổ trọng tài chính thì họ mới ra tín hiệu.
Trong 4 loại tình huống ở trên, nếu nhận định của tổ VAR khớp với tổ trọng tài chính, thì họ không ra tín hiệu, đồng nghĩa với việc bất chấp ai có ý kiến thế nào thì nhận định của 2 tổ đều so khớp và được coi là chính xác.
+ Nếu không phải 4 loại tình huống trên hay mức độ không nghiêm trọng, VAR không tư vấn hay ra tín hiệu.


(Nguồn: Facebook của bạn)
EDITED: 18 Jun 2018 20:53 by A3
Message 98983.42 was deleted
From: TiVi19 Jun 2018 08:02
To: ALL43 of 228
Columbia bị mấy chú Samurai dzo+'t  .. 2-1 :)
From: banban19 Jun 2018 09:17
To: TiVi 44 of 228
Yeah, Nhật sáng nay đá hay lắm. Tỷ số 2-1 xứng đáng  (up)
From: 3Some19 Jun 2018 15:53
To: banban 45 of 228
Nhật hay nhưng cũng có phần hên nữa chứ. Cái thẻ đỏ ngay đầu trận của Columbia không đáng
From: Duchuypham20 Jun 2018 10:59
To: A3 46 of 228
Cái VAR thì NFL của Mỹ nó có lâu rồi anh, trụ sở ở NY tất cả những scoring plays đều được coi lại và confirm or reverse từ NY. Bên hockey của Mỹ cũng có goal line camera từ lâu rồi giờ FIFA gần đây mới có.
From: chan dai (LTNGUYEN)21 Jun 2018 11:59
To: ALL47 of 228
Argentina - Croatia . CD Record trân. này, tối về coi. Rât’ thich’ Mesi. 
From: AndyLe (HOASIMTIM.)21 Jun 2018 12:00
To: chan dai (LTNGUYEN) 48 of 228
Omg
Sao chị ko nói sớm
Em lỡ theo argentina rồi
Huhu
From: chan dai (LTNGUYEN)21 Jun 2018 12:02
To: AndyLe (HOASIMTIM.) 49 of 228
Argentina thăng’ mà
From: AndyLe (HOASIMTIM.)21 Jun 2018 13:48
To: chan dai (LTNGUYEN) 50 of 228
I know it
I know it
I know it


LOL
From: LTT21 Jun 2018 14:23
To: chan dai (LTNGUYEN) 51 of 228
Thắng đậm
From: chan dai (LTNGUYEN)22 Jun 2018 07:51
To: AndyLe (HOASIMTIM.) 52 of 228
Sorry Andy, CD  Thật là thất vọng tối hôm qua coi trận này thấy Argentina không hay và y? y. Trái đầu vo^ là lôi~ cua thu? Môn .
From: TiVi22 Jun 2018 08:30
To: chan dai (LTNGUYEN) 53 of 228
Argentina team toa`n cầu thủ xịn, chỉ có thủ môn dzo?m .. cầu thủ xịn nhiều mà chơi không hay as a team thì thua là đúng rồi, coi Brazil đá sáng nay thì khác, Brazil cũng nhiều cầu thủ xịn và chơi as a team, mặc dù CostaRica thủ hay, goalkeeper hay mà chơi 90 phút cũng .. mệt và bị thua 2 trái trong add on minutes ...
From: Thatcong22 Jun 2018 08:32
To: chan dai (LTNGUYEN) 54 of 228
Hàng thủ đội Argentina kỳ WC này lỏng lẻo lắm, trận đầu đá với Ireland là thấy có mùi bị loại sớm rồi.
EDITED: 22 Jun 2018 08:32 by THATCONG
From: A322 Jun 2018 11:25
To: 3Some 55 of 228
Quote: 
Nhật hay nhưng cũng có phần hên nữa chứ. Cái thẻ đỏ ngay đầu trận của Columbia không đáng



Viết vậy là không hiểu luật FIFA rồi .  Trong vòng 16m50, ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ đội nhà khác cố tình dùng tay để chận banh hướng vào cầu môn thì automatic RED CARD và bị đuổi ra sân 

 
From: TiVi22 Jun 2018 11:32
To: A3 56 of 228
thì 3some nói cầu thủ gio+ tay đánh trái banh không đáng đó :B  thà để vô trái đó [không bị thẻ đỏ] thì Columbia chơi nguyên game có 11 cầu thủ rồi ... hihihi... hay không bằng hên là vậy đó :)
From: Langchaca22 Jun 2018 20:44
To: TiVi 57 of 228
ai bắt độ Costa Rica thua chắc tức chết trái goal thứ nhì đã hết giờ rồi
From: Langchaca23 Jun 2018 21:00
To: Ganoi (GANOL) 58 of 228
Sign up nó cho cục APPLE TV 4 luôn
From: núi (XUA)24 Jun 2018 18:12
To: ALL59 of 228

Ở tuổi 31, Messi sợ nhất Maradona, Ronaldo hay... Sâm Bổ Lượng?

24/06/2018 16:14 GMT+7

TTO - Một bài viết thú vị về người hùng thảm bại của World Cup 2018: Messi.


Ở tuổi 31, Messi sợ nhất Maradona, Ronaldo hay... Sâm Bổ Lượng? - Ảnh 1.

1.Muốn nói về Messi, đầu tiên phải nói về Sâm Bổ Lượng (Sampaoli). 

Sâm Bổ Lượng là người giúp Chi Lê giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2015. Chung kết Copa America năm đó, Sâm Bổ Lượng dẫn dắt Chi Lê vượt qua Argentina trong trận chung kết. 

Thế trận kín như bưng, pressing đàn áp dữ dội, Messi biệt tích, Chi Lê ăn trong thi sút luân lưu. Ba năm sau, Sâm Bổ Lượng lên làm huấn luyện viên Argentina. Nhưng ông vẫn là người đàn ông mặc áo cổ tim ấy: rất biết cách làm cho Messi… mất tích.

Ở tuổi 31, Messi sợ nhất Maradona, Ronaldo hay... Sâm Bổ Lượng? - Ảnh 2.
Sâm Bổ Lượng rất thần tượng Messi. 

Đang cầm quân cho Sevilla, nghe tin Argentina thay huấn luyện viên, Sâm Bổ Lượng bỏ luôn công việc lương cao bay về dẫn dắt đội tuyển, chỉ vì mong được làm việc với Messi một lần trong đời. 

Làm thầy không muốn, lại muốn làm fanboy. Thế là chuyện gì cũng đi hỏi Messi hết. Higuain già chát nà, nhưng Messi thích hả, ok điền tên nó vô. Icardi đang đỉnh cao phong độ đó, Messi hem thít hả, thôi để cho ở nhà.

Từ ngày Sâm Bổ Lượng lên, ông cứ điền tên Messi vào trước, rồi xếp mấy cầu thủ còn lại vào sau. Kết quả chả có hình thù dáng dấp gì. 

Sau trận thua Croatia, Sâm Bổ Lượng không chê Messi mà… chê hết tất cả các cầu thủ còn lại đã phủ bóng mây lên tài năng của Messi. Làm cầu thủ mà không được huấn luyện viên giải phóng áp lực, toàn nhồi áp lực thêm vào. Tội ghê!

2. Muốn nói về Messi, phải nói về Cristiano Ronaldo

Ronaldo hơn Messi hai tuổi, cách đây vài ngày mới để râu lần đầu tiên trong đời. Đấy là vì trong lúc tắm nude với Quaresma, Ronaldo cạo râu xong nói: "Em để cái râu dê, mai mà ghi bàn em để luôn hết giải". 

Hôm sau gặp Tây Ban Nha, hattrick nhẹ nhẹ. Ghi bàn xong vuốt râu, ai cũng nghĩ là troll Messi. Tại trước giải, Messi chụp ảnh với con dê, ngụ ý ta đây là GOAT (Greatest of all time). Thực ra Ronaldo giỡn với Quaresma thôi.

Ở tuổi 31, Messi sợ nhất Maradona, Ronaldo hay... Sâm Bổ Lượng? - Ảnh 4.

Mười mấy năm đá bóng, Ronaldo hình như chưa từng để râu. Hình xăm cũng không có một cái. Còn Messi thì vài năm trước ngoại hình hoàn toàn thay đổi.

Anh thành bạn thân của thợ xăm, bây giờ cơ thể hình xăm chi chít. Rồi bắt đầu để râu ria, cho ra dáng thủ lĩnh. Ở nhà, Messi nuôi con chó to như con bò tót. Lúc anh chụp ảnh con chó, dân tình tá hỏa hỏi con chó ăn gì to thế, fan Ronaldo nhảy vào troll liền: "Ăn thuế".

3. Ronaldo ngoại hình không đổi, nhưng bản chất thay đổi. 

Cách chơi chuyển dịch dần về tối giản, chạm bóng càng ít càng tốt. Bản năng thủ lãnh trỗi dậy. 

Đồng đội nhìn Ronaldo bất giác cất mình giỏi lên, để xứng đáng đứng chung hàng ngũ với anh. Chung kết EURO 2016, Ronaldo ra tắm sớm, nhưng quấn băng trở lại, tinh thần đồng đội phấn chất lên hẳn. Vô địch ngay trên đất Pháp. 

Ở tuổi 31, Messi sợ nhất Maradona, Ronaldo hay... Sâm Bổ Lượng? - Ảnh 5.

Messi ngoại hình thay đổi, nhưng bản chất vẫn vậy.

Lối chơi của Messi vẫn duy mỹ, đẹp mắt. Và anh vẫn là chàng trai hướng nội, rất sợ phải đối diện với truyền thông và áp lực. Đồng đội nhìn Messi bất giác bị khớp, và nảy sinh tâm lý ỉ lại. 

Rojo: "Khi khó khăn, chúng tôi đều chuyền bóng cho Messi. Mà khi không khó khăn, chúng tôi vẫn muốn chuyền cho anh ấy". 

Mascherano: "Messi là cầu thủ ba trong một, anh ta đá với vai trò mà ở đôi khác phải đến ba người mới đảm nhiệm được". Cái tâm lý ỉ lại ấy ngày càng ném lên vai Messi thêm những áp lực không cần thiết. 

Khi Ronaldo chạy, cả đội chạy theo Ronaldo. Khi Messi chạy, cả đội đứng nhìn và cầu nguyện. 

4. Muốn nói về Messi, phải nói về Maradona. 

Maradona là một một thiên tài, nhưng bị chứng ái kỷ rất nặng. Ông suốt ngày cãi nhau như mổ bò với Pele coi bạn nào giỏi hơn. Sergio Ramos mới đây bị Maradona chọt đã nói lại: "Maradona kém hơn Messi cả vạn lần". 

Chả phải Ramos yêu gì Messi, nhưng Ramos đánh vào cái tâm lý "sợ Messi" của Maradona. Maradona rất yêu Argentina, nhưng ông cũng sợ Messi làm hỏng di sản của mình. Messi mà vô địch World Cup, Maradona sao còn làm Chúa được nữa. 

Ở tuổi 31, Messi sợ nhất Maradona, Ronaldo hay... Sâm Bổ Lượng? - Ảnh 6.

Thế nên khi Maradona cứ mở miệng ra là Messi, thực ra ông càng ném cho Messi thêm một đống áp lực.

Ông có thể cầm chiếc áo của Messi trước trận, nhưng Argentina vừa thua là ông moi Messi ra chửi đầu tiên. Nên nói Maradona không muốn Argentina thành công là sai, nhưng bảo Maradona vui nhẹ khi thấy Messi bị chửi cũng đúng. 

Và chính cái bóng của Maradona ở Mexico 1986 đã phủ lên toàn bộ hành trình của Messi và Argentina. Kiểu như vừa sinh ra, đã mang nợ mấy trăm tỷ. Messi trả hoài, trả hoài mà không có hết. 

5. 

Ở tuổi 31, Messi thấy tất cả những bóng ma anh sợ nhất đồng loạt lớn lên: bóng ma Ronaldo, bóng ma Maradona và bóng ma thần thành hóa cá nhân của một quốc gia thèm khát người hùng. 

Anh vốn không phải là người thích ra những quyết định hệ trọng, nhưng giờ anh cần phải trả lời cho chính mình câu hỏi: anh có muốn tiếp tục ở World Cup này không? 

Anh có muốn đá Sâm Bổ Lượng đi không? Anh có muốn mang danh kẻ độc tài bé nhỏ không? Nếu muốn thì làm thôi. Riêng cái chuyện phớt lờ áp lực, anh phải cắp sách học Ronaldo một khóa.

https://tuoitre.vn/o-tuoi-31-messi-so-nhat-maradona-ronaldo-hay-sam-bo-luong-20180624161619013.htm