Văn Học - Nghệ ThuậtNhững Chuyện Ít Người Biết Đến

 

Press Ctrl+Enter to quickly submit your post
Quick Reply  
 
 
  
 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  ALL
103865.2 
NGỌC SÁNG TRONG ĐÊM ĐEN...

Dương Thủy



Đây là một kỷ niệm đến với mình cũng khá lâu rồi..
..Từng muốn đi gặp lại cô nhưng lần hồi vẫn chưa có dịp..
Chiều nay, lục và xóa các ảnh không cần thiết trong điện thoại,..
Chợt thấy những bức ảnh này..Ráng ghi chép vài ký ức nhỏ nhoi..
nhân duyên của của mình đến với Sáng..Người phụ nữ trong hình bắt đầu như sau..

Hôm ấy, trong một chuyến xe từ Miền tây lên Sài gòn khoảng gần nửa đêm, sau khi xuống xe, mình ra bãi để nhận xe chạy về phòng trọ thì phát hiện bánh xe xẹp lép..
Trời đất, nửa đêm nửa hôm mà gặp cảnh này, nản lòng quá...
Kéo cái valy nặng kịch, vác cái baolo cùng cái máy ảnh nặng quằn vai,
hai cái thứ này nó chèn cột sống gây đau nhức tới cả nửa thân người..
Mặc dầu vậy, mình vẫn phải dắt xe cà lê, đi bộ với tâm trạng e chề vì giờ này chẳng biết có chỗ nào sửa vá xe cả..

Đang lết lết, bỗng có một graber ngồi bên đường hỏi..
Xe cô bị sao vậy, hết xăng hay hư..
Mình đáp, xe lủng bánh anh ơi..
Ổng chỉ tay ra phia trước,
Cô đi tiếp một chút, tới ngã tư thấy cái nhà lụp xụp nằm kế nhà vệ sinh công cộng, chỗ đó có vá xe đêm đấy..
Mừng hơn bắt được vàng, pá già gồng tay dắt xe tới điểm vá..

Tới nơi, mình la lên, có ai vá xe hông vậy?
Một người phụ nữ đa đen nhẻm, đang mò mẫm các cái rổ quay lại trả lời gọn lỏn..
Có , tui ra liền..
Dòm mặt cô này, mình đoán chắc nhỏ hơn chừng vài tuổi, mình hạ giọng..Xe chị gửi trong bãi, bây giờ tới lấy bị lủng lỗ, em vá giúp chị..
Im lặng, cô dùng mấy cái cây sắt gì đó đẩy một cái là vỏ xe bung ra, vừa lôi ruột ra bơm và ấn vào thau nước, ..
Liếc sơ tình trạng bọt tăm nổi lên,
cô nói..Xe của chị bị cán dằm nên lỗ nhỏ xíu hà..Để tui vá xong ruột rùi chị soi đèn cho tui kiểm dằm rút ra nha..
Tò mò , mình hỏi, sao em biết bịnh của xe hay dữ vậy,
Cô cười..Trời ui..Tui mần nghề sửa vá xe 35 năm rùi chị ơi, dòm cái bánh xẹp cỡ nào là tui biết liền hà..
Thôi chị cầm cái điện thoại của tui để soi giúp, tui mò dằm rút ra cho chị về nhà sớm nha..
Hai chị em ngồi cà mò khá lâu, ...

Cuối cùng, cô kêu mình tới chỉ vào 1 khe trong cái vỏ rồi nói..
Xe chị cán trúng cái kim bấm giấy, nó bị gãy nên chỉ còn dính 1 khúc nhỏ xíu trong khe vỏ,
Tui mò nãy giờ mới ra..để tui lấy cái bấm móng tay kẹp nó..
Nhìn cô thoăn thoắt tháo lắp vỏ bơm xe ..

Nể bụng quá, mình hỏi tiếp..Năm nay em bao nhiêu tuổi, em có mấy cháu?
Cô cười: Em sanh năm 1972, em có 3 đứa con, con lớn mới có 18 tuổi, hai đứa nhỏ thì 1 đứa 12 và 1 đứa 7 tuổi..

Nhìn mặt cô , mình hỏi tiếp..Xin lỗi em có phải là người Miên không?..
Lý do mình nói từ người Miên thực ra không được cư dân Kh' mer chuộng,
Nhưng khi đối thoại cùng cô , mình đã nói như vậy nên đành viết đúng như lúc trò chuyện..
Nhìn mặt mình, cô cười và lắc đầu..

Nhìn kỹ cô một chút, mình la lên..Vậy ra em là Mỹ lai da đen phải không..
Cô gật gật
Mình hơi bất ngờ nên hỏi tới..
Vậy sao em không làm giấy tớ đi Mỹ vậy...?
Xóm chị ngày xưa có mấy người có con là Mỹ lai. Ho làm giấy tờ đi hết từ lâu lắm rồi..
Nếu em đi Mỹ có lẽ em không cực như vầy đâu..

Cô cười nói nhẹ..
Má em hổng cho em đi chị ơi..
Má nói, mấy cái vụ làm giấy tờ đi Mỹ , thôi mình hổng rành bị lừa là má mất con.
Sanh con cực khổ rồi , má hổng giao con cho ai hết..
Qua trò chuyện mình mới biết..

Vào năm 1970..
Má của cô mới có 16 tuổi, nhà nghèo nên đi lãnh giặt đồ thuê cho mấy ông lính Mỹ ở trong một trại tại Vũng Tàu.
trong những ngày đó,
má cô đã gặp một ông lính Mỹ , cả hai yêu thương nhau được 2 năm, sau đó má cô có thai và sanh ra cô..
Biết má sanh ra cô, ông Mỹ rất mừng, có đem sữa tới và cho má cô vài trăm đô..
Rủi thay, khoảng 6, 7 tháng sau..Ông Mỹ có lệnh về nước..
Trước khi về ổng đến đem hết bánh trái và ghi cho má cô một tờ giấy trong đó toàn chữ tiếng Anh không hà,
Chẳng ai biết là gì cả..

Nói cũng đúng, bởi má của cô vốn là người mù chữ, nên cái giấy ông đưa, dù có cất nhưng sau năm 1975, lộn lạo đâu đó nên bỏ quên luôn
Cho tới giờ này cô cũng hổng biết ông Lính Mỹ vốn là cha ruột của cô đã viết gì cả..

Đẻ ra cô lúc tuổi chỉ vượt qua 18 có chút xíu, má cô đã rất cực khổ khi phải chịu đựng những chê bai nhiếc móc của hàng xóm về một đứa con Mỹ lai, đen xấu hoắc, nhìn hổng ưa chút nào....

Nhưng vượt lên trên hết, má cô vẫn lầm lũi mần nghề giặt đồ mướn, rảnh thì đi làm cá phơi khô, băng qua những cười chê và nuôi cô khôn lớn..

Chính biến 1975 diễn ra..

Năm 1977, má cô gá nghĩa với một người thợ đốt than ở Xuyên mộc, sanh thêm vài đứa em..
Cho đến năm 1984. chính phủ không cho đốn cây rừng đốt than nữa..
Ba má cô dắt díu 4 đứa con về Sài gòn, căng chòi vá bơm xe đạp, lất lây kiếm sống..
Lúc bấy giờ, chính phủ Mỹ cho phép bảo lãnh diện con lai qua MỸ rất ồ ạt..Tuy vậy, nhà cô chẳng có ai đi cả

Bởi biết ba má cô vốn là người mù chữ,

Thay vì giúp gia đình cô, nhưng nhiều người đến gặp má cô .Họ thẳng thắn đề nghị mua cô đặng làm giấy tờ giả để tìm đường qua Mỹ
Dù họ có dụ dỗ bao nhiêu cây vàng, má cô cứ lắc đầu quầy quậy..
Tui hổng bán con gái tui đâu, mấy cô chú đi tìm người khác giùm..Nhà tui nghèo chớ mẹ con hổng xa nhau, sống cùng sống, chết cùng chết..
Nghe kể mà mình nể phục mẹ cô vô cùng..

Bởi vào năm 1972,.
Mình không thể nghĩ nổi rằng;
Vào thời ấy, ..
Có một cô gái chỉ vừa 18 tuổi, tay ôm 1 đứa con lai, sống trong bêu riếu mà cương quyết không buông tay , chăm con cho tới khi lìa đời nhắm mắt..
Hỏi thăm về mẹ của cô..Cô trả lời đơn giản: má em mất hơn 3 năm nay rồi chị..

Câu chuyện của mình và cô chỉ có bấy nhiêu..
Khi tính tiền..cô nói..cho em hai chục nghen chị..
Thiệt tình, lúc đó cô có nói 100 ngàn mình cũng phải chịu..

Nhưng với cô, ban ngày lỗ vá xe gắn máy có giá là 15 ngàn, ban đêm thì tăng thêm 5 ngàn..như vậy cũng là nhiều rồi, bởi 5 ngàn đó dành cho tiền điện..

Tần ngần tạm biệt cô..
Lan man phóng xe về nhà, mình chợt nghĩ..
Cô đúng là một viên ngọc đen nhẻm. Nhưng trong đêm tối, nó vẫn tỏa ánh sáng rực rỡ..
Ánh sáng ấy khiến cho mình hiểu rằng..

Đời mỗi con người chúng ta , ai cũng có những câu chuyện của riêng mình thật lý thú..
Cũng như cô, người phụ nữ đen đủi , vai u thịt bắp này,
Cuộc đời cô không có gì là cao xa cả.
Nhưng với cái tâm trong nghề vá xe để mưu sinh khá vất vả
và khi gặp nhau

Cô đã tặng cho mình 1 câu chuyện rất thật về cuộc đời của hai mẹ con cô,

Cầu chuyện ấy rất mộc mạc đơn sơ, nhưng ẩn chứa những dấu ấn đậm đầy yêu thương của tình mẫu tử ./.

 


***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
+2/2
 Reply   Quote More 

 From:  Dama  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.3 In reply to 103865.2 
Bro nên post mấy chuyện như vầy hay hơn là mấy tin tức kia.

 (friday)
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  Dama     
103865.4 In reply to 103865.3 
quote: Dama
Bro nên post mấy chuyện như vầy hay hơn là mấy tin tức kia.

 (friday)

 lol  lol  lol
Dama đọc lại nhé!  (jump)

https://www.vcfboard.com/forum/index.php?webtag=VCF&msg=79353.893



***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  Dama  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.5 In reply to 103865.4 
Botay  (haha)
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  ALL
103865.6 
Tổng hợp 273 từ ngữ thông dụng của dân Saigon xưa nói riêng & người miền Nam ngày nay nói chung

[Image: notredame-cathedral-basilica-of-saigon-o...=2048x2048]


À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn dò, ngăn cấm (không chơi nữa à nha). 
Âm binh = phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách)
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Áo thun ba lá, áo ba lỗ = Áo may ô


Bà chằn lửa = người dữ dằn (dữ như bà chằn)
Bá chấy bù chét / hết sảy / quá đã / hay tuyệt
Ba ke, Ba xạo
Bá Láp Bá Xàm
Bà quại = Bà ngoại
Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa)
Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi
Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn
Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường
Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng)
Bất thình lình = đột ngột
Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể
Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!)
Bẹo = chưng ra (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa)
Bẹo hình bẹo dạng = con gái rượn trai, thích tô môi son má phấn, mặc đồ hở hang đi tới lui trong phố để cua trai, dụ trai ... / con ngựa thượng tứ Biggrin
Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên
Biết đâu nà, biết đâu nè = biết đâu đấy
Biệt tung biệt tích = không thấy hiện diện
Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo
Bình thủy = phích nước
Bình-dân = bình thường
Bo bo xì = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít)
Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn mình)
Bỏ thí = bỏ đi, ko thèm quan tâm tới nữa
Bội phần = gấp nhiều lần
Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?)
Bùng binh = vòng xoay ngã tư, ngã năm, sáu, bảy ...
Buồn xo = rất buồn (làm gì mà coi cái mặt buồn xo dậy?)


Cà chớn cà cháo = không ra gì
Cà chớn chống xâm lăng - Cù lần ra khói lửa.
Cà kê dê ngỗng = dài dòng.
Cà Na Xí Muội  = ba cái chuyện lặt vặt, chuyện ko đâu vào đâu, ko đáng
Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang
Cà nhỗng = rảnh rỗi không việc gì để làm (đi cà nhỗng tối ngày)
Cà rá = chiếc nhẫn
Cà rem = kem
Cà rịch cà tang = chậm chạp.
Cà tàng = bình thường, quê mùa,…
Cái thằng trời đánh thánh đâm
Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây / than trách hoài / cằn nhằn cử nhử hoài ...
Chả = không (Nói chả hiểu gì hết trơn hết trọi á!)
Chả = thằng Chả / thằng cha kia
Chà bá , tổ chảng, chà bá lửa = to lớn, bự
Cha chả = gần như từ cảm thán “trời ơi! ” (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)
Chậm lụt = chậm chạp, khờ
Chàng hãng chê hê/ chè he = banh chân ra ngồi (Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hãng chê hê hà, khép chưn lại cái coi!)
Chém vè (dè)= trốn
Chén = bát
Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên
Chết cha mày chưa! có chiện gì dậy? = một cách hỏi thăm xem ai đó có bị chuyện gì làm rắc rối không
Chì = giỏi (anh ấy học “chì” lắm đó).
Chiên = rán
Chịu = thích, ưa, đồng ý (Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn)
Chỏ / chỏ mỏ / chiả mũi  = xía, xen vào chuyện người khác
Chổ làm, Sở làm = hãng, xưởng, cơ quan công tác
Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt
Chùm hum   = ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chổ không nhúc nhích, không quan tâm đến ai (có gì buồn hay sao mà ngồi chùm hum một chổ dậy?)
Chưn = chân
Chưng ra = trưng bày
Có chi hông? = có chuyện gì không?
Coi được hông?
Cù lần, cù lần lửa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh… (thằng này cù lần quá!)
Cụng = chạm
Cứng đầu cứng cổ


Đá cá lăn dưa = lưu manh
Đa đi hia = đi chỗ khác.
Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ
Đài phát thanh = đài tiếng nói
Dấm da dấm dẳng


Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?)
Đàng = đường
Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)
Dây = không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó
Dễ tào / dễ tè = dễ sợ
Đêm nay ai đưa em dìa = hôm nay về làm sao, khi nào mới về (một cách hỏi) – từ bài hát Đêm nay ai đưa em về của NA9
Đen như chà dà (và) = đen thui, đen thùi lùi = rất là đen
Đi bang bang = đi nghênh ngang
Đi cầu = đi đại tiện, đi nhà xí
Dì ghẻ = mẹ kế
Dĩa = Đĩa
Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là “diễn” mới đúng)
Diễu dỡ = làm trò
Đó = đấy , nó nói đó = nó nói đấy
Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ “thúi’ chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi)
Đồ già dịch = chê người mất nết / già mà còn dâm dê
Đồ mắc dịch = xấu nết tuy nhiên, đối với câu - Mắc dịch hông = mày coi chả có mắc dịch hông ? Cái thứ mắc dịch, mắc toi gì đâu á ...
Dỏm (dởm), dỏm đời, dỏm thúi, đồ lô (sau 1975, khi hàng hóa bị làm giả nhiều, người mua hàng nhầm hàng giả thì gọi là hàng dởm, đồ “lô” từ chữ local=nội địa)
Đờn = đàn
Dù = Ô
Dữ hôn và…dữ…hôn…= rất (giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: “Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen”, nhưng “mày muốn làm dữ phải hôn” thì lại có ý răn đe nặng hơn)
Du ngoạn = tham quan
Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ “buồn” giọng miền nam đọc thành “buồng”)
Đùm xe = Mai-ơ
Dùng dằng = ương bướng
Được hem (hôn/hơm) ? = được không ? chữ hông đọc trại thành hôn, hem hoặc hơm
Dzìa, dề = về (thôi dzìa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói)
Dzừa dzừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá


Ghê = rất – hay ghê há tùy theo ngữ cảnh và âm điệu thì nó mang ý nghĩa là khen hoặc chê
Ghẹo, chòng ghẹo = chọc quê
Giục giặc, hục hặc = đang gây gổ, không thèm nói chuyện với nhau (hai đứa nó đang hục hặc!)
Gớm ghiết = nhìn thấy ghê, không thích


Hãng, Sở = công ty, xí nghiệp
Hậu đậu = làm việc gì cũng không tới nơi tới chốn
Hay như = hoặc là
Hết = chưa, hoặc chỉ nâng cao mức độ nhấn mạnh (chưa làm gì hết)
Hết trơn hết trọi = chẳng, không – “Hết Trọi” thường đi kèm thêm cuối câu để diễn tả mức độ (Ở nhà mà hổng dọn dẹp phụ tui gì hết trơn (hết trọi) á!)
Hồi nảo hồi nào = xưa ơi là xưa
Hổm rày, mấy rày = từ mấy ngày nay
Hổng chịu đâu
Hổng có chi! = không sao đâu
Hổng thích à nhen!
Hợp gu = cùng sở thích
Hột = hạt (hột đậu đen, đỏ) miền nam ghép cả Trứng hột vịt thay vì chỉ nói Trứng vịt như người đàng ngoài
Hoang đàng chi địa = kẻ phá gia cang vì ăn chơi, hút sách, bài bạc

Ì xèo = tùm lum,…


Kể cho nghe nè! = nói cho nghe
Kẻo = coi chừng
Kêu gì như kêu đò thủ thiêm = kêu lớn tiếng, kêu um trời,….
Lặc lìa = muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu
Làm (mần) cái con khỉ khô = không thèm làm
Làm (mần) dzậy coi được hông?
Lắm à nhen = nhiều, rất (thường nằm ở cuối câu vd: thương lắm à nhen)
Làm dzậy coi có dễ ưa không? = một câu cảm thán tỏ ý không thích/thích tùy theo ngữ cảnh
Làm gì mà toành hoanh hết zậy
Làm nư = lì lợm
Làm um lên: làm lớn chuyện
Lần = tìm kiếm (biết đâu mà lần = biết tìm từ chổ nào)
Lần mò = tìm kiếm, cũng có nghĩa là làm chậm chạm (thằng tám nó lần mò cái gì trong đó dậy bây?)
Lanh chanh = te rẹt, xí xọn, sảnh sẹ
Lao-cần (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
Lao-tổn (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
Lên hơi, lấy hơi lên = bực tức (Nghe ông nói tui muốn lên hơi (lấy hơi lên) rồi đó nha!
Lẹt đẹt = ở phía sau, thua kém ai (đi lẹt đẹt! Lảm gì (làm cái gì) mà cứ lẹt đẹt hoài vậy)
Liệu = tính toán
Liệu hồn = coi chừng
Lô = đồ giả, đồ dỡ, đồ xấu (gốc từ chữ local do một thời đồ trong nước sản xuất bị chê vì xài không tốt)
Lộn = nhầm (nói lộn nói lại)
Lộn xộn = làm rối
Lụi hụi = ???? (Lụi hụi một hồi cũng tới rồi nè!)
Lùm xùm = rối rắm,
Lụt đục = không hòa thuận (gia đình nó lụt đục quài)


Má = Mẹ
Mả = Mồ
Ma lanh, Ma le
Mã tà = cảnh sát
Mắc cười = buồn cười
Mắc dịch = Mất nết, không đàng hoàng, lẳng lơ, xỏ lá, bởn cợt.
Mần ăn = làm ăn
Mần chi = làm gì
Mari phông tên = con gái thành phố quê mùa
Mari sến = sến cải lương
Mặt chù ụ một đống, cái mặt chầm dầm
Mát trời ông địa = thoải mái
Mậy = mày (thôi nghen mậy = đừng làm nữa)
Máy lạnh = máy điều hòa nhiệt độ
Mét = mách
Miệt, mai, báo, tứ, nóc, chò = 1, 2, 3, 4, 5…
Mình ên = một mình (đi có mình ên, làm mình ên)
Mò mẫm rờ rẫm sờ sẩm (hài) = mò
Mồ tổ! = câu cảm thán / mồ tổ cha nó
Muỗng = Thìa, Môi
Mút mùa lệ thủy = mất tiêu, đi mất hút, bị tù mút mùa lệ thuỷ


Nam Tào Bắc Đẩu
năn nỉ ỉ ôi
Nào giờ = từ trước tới nay
Ngang tàng = bất cần đời
Nghen, hén, hen, nhen
Ngộ = đẹp, lạ (cái này coi ngộ hén)
Ngoại quốc = nước ngoài
Ngồi chồm hổm = ngồi co chân….chỉ động tác co gập hai chân lại theo tư thế ngồi… Nhưng không có ghế hay vật tựa cho mông và lưng… (Chợ chồm hổm – chợ không có sạp)
Ngon bà cố = thiệt là ngon
Ngủ nghê
Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! = đừng nhắc chuyện đó nữa, biết rồi đừng kể nữa – trích lời trong bài hát Ngày đó xa rồi
Nhan nhản = thấy cái gì nhiều đằng trước mặt
Nhậu = một cách gọi khi uống rượu, bia
Nhiều chiện = nhiều chuyện
Nhìn khó ưa quá (nha)= đôi khi là chê nhưng trong nhiều tình huống lại là khen đẹp nếu thêm chữ NHA phía sau
Nhóc, đầy nhóc : nhiều
Nhột = buồn
Nhựt = Nhật
Niềng xe = vành xe
Nón An toàn = Mũ Bảo hiểm


Ổng, Bả, Cổ, Chả = Ông, Bà, Cô, Cha ấy = ông đó ổng nói (ông ấy nói)

Phi cơ, máy bay = tàu bay

Qua bên bển, vô trong trỏng, đi ra ngoải,
Quá cỡ thợ mộc…= làm quá,
Qua đây nói nghe nè! = kêu ai đó lại gần mình
Quá xá = nhiều (dạo này kẹt chiện quá xá!)
Quá xá quà xa = quá nhiều
Quê một cục
Quê xệ


Rân trời = um sùm
Rành = thành thạo, thông thạo, biết (tui hổng rành đường 189; này nhen, tui hổng rành (biết) nhen)
Rạp = nhà hát(rạp hát), dựng một cái mái che ngoài đường lộ hay trong sân nhà để cho khách ngồi cho mát (dựng rạp làm đám cưới)
Rốp rẽng (miền Tây) = làm nhanh chóng
Rốt ráo (miền Tây) = làm nhanh chóng và có hiệu quả
Ruột xe = xăm


Sai bét bèng beng = rất sai, sai quá trời sai!
Sai đứt đuôi con nòng nọc = như Sai bét bèng beng
Sạp = quầy hàng
Sến = cải lương
Sến hồi xưa là người làm giúp việc trong nhà
Sên xe = xích
Sếp phơ / sốp phơ = Tài xế
Sườn xe = khung xe


Tà tà, tàn tàn, cà rịch cà tang = từ từ
Tầm xàm bá láp
Tàn mạt = nghèo rớt mùng tơi
Tàng tàng = bình dân
Tào lao, tào lao mía lao, tào lao chi địa, tào lao chi thiên,… 208
Tàu hủ = đậu phụ
Tầy quầy, tùm lum tà la = bừa bãi
Té (gốc từ miền Trung)= Ngã
Tèn ten tén ten = chọc ai khi làm cái gì đó bị hư
Thắng = phanh
Thằng cha mày, ông nội cha mày = một cách nói yêu với người dưới tùy theo cách lên xuống và kéo dài âm, có thể ra nghĩa khác cũng có thể là một câu thóa mạ
Tháng mười mưa thúi đất
Thấy ghét, nhìn ghét ghê = có thể là một câu khen tặng tùy ngữ cảnh và âm điệu của người nói
Thấy gớm = thấy ghê, tởm (cách nói giọng miền Nam hơi kéo dài chữ thấy và luyến ở chữ Thấy, “Thấy mà gớm” âm mà bị câm)
Thềm ba, hàng ba
Thền = bồi thường
Thèo lẻo = mách lẻo (Con nhỏ đó chuyên thèo lẽo chuyện của mầy cho Cô nghe đó!)
Thí = cho không, miễn phí, bỏ (thôi thí cho nó đi!)
Thí dụ = ví dụ
Thiệt hôn? = thật không?
Thọc cù lét, chọc cù lét = ??? làm cho ai đó bị nhột
Thôi đi má, thôi đi mẹ! = bảo ai đừng làm điều gì đó
Thôi hén!
Thơm = dứa, khóm
Thưa rĩnh thưa rãng = lưa thưa lác đác
Thúi = hôi thối
Tía, Ba = Cha
Tiền lính tính liền, tiền làng tàn liền…!
Tổ cha, thằng chết bầm
Tới = đến (người miền Nam và SG ít khi dùng chữ đến mà dùng chữ tới khi nói chuyện, đến thường chỉ dùng trong văn bản)
Tới chỉ = cuối
Tới đâu hay tới đó = chuyện đến rồi mới tính
Tòn teng = đong đưa, đu đưa
Trà = Chè
Trăm phần trăm = cạn chén- (có thể gốc từ bài hát Một trăm em ơi – uống bia cạn ly là 100%)
Trển = trên ấy (lên trên Saigon mua đi , ở trển có bán đồ nhiều lắm)
Trực thăng = máy bay lên thẳng
Tức cành hông = tức dữ lắm
Tui ưa dzụ (vụ) này rồi à nhen = tui thích việc này rồi (trong đó tui = tôi)
Tui, qua = tôi
Tụm năm tụm ba = nhiều người họp lại bàn chuyện hay chơi trò gì đó


Ứa gan
Ứa gan = chướng mắt
Um xùm


Vè xe = chắn bùn xe
Vỏ xe = lốp
Xả láng, sáng về sớm,
Xà lỏn, quần cụt = quần đùi
Xài = dùng, sử dụng
Xảnh xẹ, Xí xọn = xảnh xẹ = làm điệu
Xe cam nhông = xe tải
Xe đò = xe chở khách, tương tự như xe buýt nhưng tuyến xe chạy xa hơn ngoài phạm vi nội đô (Xe đò lục tỉnh)
Xe hơi = Ô tô con
Xe Honda = xe gắn máy (có một thời gian người miền Nam quen gọi đi xe Honda tức là đi xe gắn máy – Ê! mầy tính đi xe honda hay đi xe đạp dậy?)
Xe nhà binh = xe quân đội
Xẹp lép = lép xẹp, trống rổng (Bụng xẹp lép – đói bụng chưa có ăn gì hết)
Xẹt qua = ghé ngang qua nơi nào một chút (tao xẹt qua nhà thằng Tám cái đã nghen – có thể gốc từ sét đánh chớp xẹt xẹt nhanh)
Xẹt ra – Xẹt vô = đi ra đi vào rất nhanh
Xí = hổng dám đâu/nguýt dài (cảm thán khi bị chọc ghẹo)
Xí xa xí xầm, xì xà xì xầm, xì xầm= nói to nhỏ
Xía = chen vô (Xí! Cứ xía dô chiện tui hoài nghen!)
Xiên lá cành xiên qua cành lá = câu châm chọc mang ý nghĩa ai đó đang xỏ xiên mình ???? (gốc từ bài hát Tình anh lính chiến- Xuyên lá cành trăng lên lều vải)
Xiết = nổi (chịu hết xiết = chịu hổng nổi = không chịu được)
Xỏ lá ba que = giống như chém dè (vè), tuy nhiên có ý khác là cảnh báo đừng có xen vào chuyện của ai đó trong câu: “đừng có xỏ lá ba que nhe mậy”
Xỏ xiên = đâm thọt, đâm bị thóc chọc bị gạo,… (ăn nói xỏ xiên)
Xưa rồi diễm = chuyện ai cũng biết rồi (gốc từ tựa bài hát Diễm xưa).

ST.


***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  WNY (PATHFINDER)  
 To:  ALL
103865.7 
 B)  B)  B)


Freedom is NOT FREE
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  Hồ Răng Ham (HRH)  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.8 In reply to 103865.6 
Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể lolz


 

0/0
 Reply   Quote More 

 From:  Satsignal  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.9 In reply to 103865.6 

Chuyện ruồi bu
Tin "xe cán chó"
Xí bùm bum
...
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  lambieng (TACO)  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.10 In reply to 103865.6 
Thiếu “Té giếng” LOL

EDITED: 29 Jul 2021 20:46 by TACO

0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  WNY (PATHFINDER)     
103865.11 In reply to 103865.7 
 Anh và gia đình vẫn khoẻ ạ ?  :-)


***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran

EDITED: 31 Jul 2021 04:57 by HTHINH

0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  Satsignal     
103865.12 In reply to 103865.9 
quote: Satsignal

Chuyện ruồi bu
Tin "xe cán chó"
Xí bùm bum
...

 (up)  (haha)



***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran

EDITED: 12 Aug 2021 05:17 by HTHINH

+1/1
 Reply   Quote More 

 From:  WNY (PATHFINDER)  
 To:  ALL
103865.13 
Cảm Ơn tieutuong (HTHINH) 

 Tất cả ,mọi chuyện vẫn bình thường , một ngày như mọi ngày

"Mỗi sớm mai khi thức dậy
Cảm Ơn đời ta có thêm một ngày để yêu thương
"


Freedom is NOT FREE
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  WNY (PATHFINDER)     
103865.14 In reply to 103865.13 
Cảm Ơn tieutuong (HTHINH) 

 Tất cả ,mọi chuyện vẫn bình thường , một ngày như mọi ngày

"Mỗi sớm mai khi thức dậy
Cảm Ơn đời ta có thêm một ngày để yêu thương
"

Dạ  (up)  (up)  (up)

 (pray)  (pray)  (pray)  (thatim)



***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  Satsignal  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.15 In reply to 103865.12 
Uả, tui đóng góp thêm cho bài mà bạn post "từ ngữ thông dụng của dân Saigon".

Chuyện ruồi bu
Tin "xe cán chó"
Xí bùm bum

Tui sẽ bàn luận thẳng thắn nếu có gì "quá đáng" chứ việc gì mà phải "đá xéo" ...

SS
 
-1/1
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  Satsignal     
103865.16 In reply to 103865.15 
quote: Satsignal
Uả, tui đóng góp thêm cho bài mà bạn post "từ ngữ thông dụng của dân Saigon".

Chuyện ruồi bu
Tin "xe cán chó"
Xí bùm bum

Tui sẽ bàn luận thẳng thắn nếu có gì "quá đáng" chứ việc gì mà phải "đá xéo" ...

SS
 

Uả dz ị huh?  :-D Sorry, my fault  (bowdown)   lol



***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  Hồ Răng Ham (HRH)  
 To:  tieutuong (HTHINH)      
103865.17 In reply to 103865.16 
Cái này là có tịch rục rịch nè kkkkkk


 

0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  lambieng (TACO)     
103865.18 In reply to 103865.10 
Thiếu “Té giếng” LOL

 (up)  (haha)



***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  ALL
103865.19 



LÀM ĐĨ...

Phạm Minh Luân sưu tầm

Chị đã chọn cái nghề hạ lưu nhất mà người đời đều khinh bỉ: "LÀM ĐĨ".

Trong một buổi chiều mưa gió, khi con đang sốt cao mà chị không có nổi một đồng xu trong túi. Sau khi để người ta vày vò, thoã mãn, chị lao vào trong cơn mưa xối xả, chị đến tiệm thuốc Tây mua mấy liều thuốc cho con, chị ghé chợ mua một ít thịt dọi và mớ rau. Tối nay, gia đình chị được ăn bữa cơm thịt tươm tất. Nước mưa cứ quăng táp vào mặt chị. Chị không phân biệt được đâu là nước mưa, đâu là nước mắt. Chị chỉ nghĩ đến anh bị liệt đang nằm bất động cả năm nay, nghĩ đến đứa con gái ngày càng gầy gò, mới 15 tuổi đầu mà vừa đi học vừa phụ rửa bát cho quán , nghĩ đến thằng con trai bé bỏng đang sốt cao mà không đòi mẹ, không quấy mẹ. Chị nghĩ nhiều thứ và chị quyết định làm đĩ từ đó...

Cũng từ đó, chị đối diện với bao nhục nhã, bao ê chề. Dường như Đĩ có một sức mạnh ghê gớm. Đĩ có thể phá hoại đạo đức, Đĩ phá tan hạnh phúc một gia đình, Đĩ có thể làm khuynh đảo một đất nước... Đĩ là một mớ hổ lốn, dơ dáy, bẩn thỉu nên người ta nghĩ đủ mọi cách để loại trừ nó.

Chị nhớ như in buổi sáng hôm đó. Anh công an oang oang đọc tên chị: "Nguyễn Thị Son Phấn, dù đã có chồng và hai con nhưng vẫn đi bán dâm....", người ta bêu tên chị ngoài đường, mọi người chỉ trỏ, chị không quan tâm, chị nghe ong ong họ nói hình như không phải tiếng người, mắt chị ráo hoẳnh và nó chỉ nhoè đi khi bắt gặp ánh mắt như trời trồng của đứa con gái. Rồi chị được tha về, con thì đi trước, chị theo sau. Hai mẹ con không ai nói với nhau 1 lời, một khoảng cách rất nhỏ nhưng lại quá xa. Chưa bao giờ đường về nhà lại xa với chị đến thế. Nước mắt chị bắt đầu chảy, chị muốn nói xin lỗi con mà khó quá. Chị đã làm gì cuộc đời chị và cuộc đời con chị?

Cuộc đời làm đĩ của chị cũng đã được thay đổi trong một chiều mưa gió. Một nhóm ba người phụ nữ đã đến đánh ghen chị tại nhà. Chồng của cô ta là một khách quen, anh ta thích chị vì chị hiền lành. Anh ta bảo không có cảm xúc với vợ nên hay tìm chị. Nhưng chị nào quan tâm, chị cần tiền và phục vụ, chỉ vậy thôi, thế mà họ ghen. Người ta thi nhau đạp, nắm tóc, xé nát quần áo chị. Chị nằm yên chịu đựng, không rên la, không cầu xin. Chỉ đến khi đứa con trai ôm chị khóc thét: "Xin các cô đừng đánh mẹ cháu nữa!" Nó ôm chặt chị để sẵn sàng nhận đòn thay. Người đàn bà đánh ghen hơi khựng lại, rồi quăng mạnh đầu chị vào giường ngay chỗ chồng chị nằm. Cô ta xỉ vả một hồi rồi cả bọn họ kéo đi.

Chị ngước mắt nhìn chồng cầu mong sự tha thứ, chị tìm ánh mắt khinh bỉ, nổi giận từ người đàn ông của đời mình. Nhưng không, nước mắt anh chảy dài, còn gì đau đớn hơn khi nhìn vợ mình bị người ta đánh mà không thể giúp. Anh đưa bàn tay gầy gò xương xẩu run run vuốt lại mái tóc rối bù của chị, anh hiểu những gì chị đã làm, đã hi sinh vì anh, vì con. Anh cố gắng giữ giọng không run rẩy: "Đau không mình ?". Anh lạc hẳn giọng: " Mình đi rửa mặt, thay lại cái áo rồi ra đây với anh."

Con gái về từ nãy giờ, nó nghe người ta bảo mẹ nó bị đánh ghen, nó xin chủ cho về, nó nhặt và xếp lại những thứ mà người ta đã quăng đập. Nó ôm lấy thằng em trai, nó thương mẹ nó, nó thương bố nó, nó thương em nó. Nhưng nó còn nhỏ quá chưa thể làm được gì. Chị đã rửa mặt, buộc lại mái tóc, thay lại cái áo bị xé rách bươm. Chị đến bên giường, ngồi xuống cạnh anh. Con gái với thằng em cũng ngồi xuống bên cạnh. Anh nhìn gia đình mình bắt đầu bằng giọng khê đục yếu ớt: " Anh xin lỗi mình, anh đã để em phải cực khổ, phải vất vả bất chấp để bươn chải." Chị chỉ biết khóc ngất.

Anh nói tiếp: "Từ mai, anh sẽ tự tập vật lí trị liệu, anh sẽ cố gắng. Em đừng làm nghề đó nữa. Anh gọi điện cho chú anh vay ít tiền mua cái máy may, em may đồ và sửa quần áo. Con gái cố gắng làm thêm nhưng không được bỏ học. Thằng cu thì phải chăm chỉ ngoan ngoãn, phụ mẹ việc nhà." Mọi người đều gật đầu. Giọng anh nghẹn ngào: "Cha xin lỗi mọi người. Nhưng mọi người hãy nhớ, dù có chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn là một gia đình. Vì là một gia đình nên chúng ta phải yêu thương và tha thứ lỗi lầm cho nhau." Bốn người rưng rưng ôm chặt lấy nhau. Một người đàn ông bại liệt nhưng tâm hồn không bại liệt. Một người đàn bà làm đĩ nhưng vẫn là một người vợ, người mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả vì chồng, vì con. Một đứa con gái 15 tuổi đã biết làm thêm sau giờ học để phụ cha mẹ. Một đứa con trai bé bỏng nhưng biết phụ việc trong nhà. Bốn con người đã gắn kết thành một khối chắc chắn mang tên Gia đình.

Ngoài kia sấm chớp, mưa gió nhưng bên trong căn phòng nhỏ xập xệ này vẫn ấm áp và đong đầy yêu thương.

Trong tận cùng của xã hội vẫn có rất nhiều mảnh đời vất vả, nhọc nhằn mưu sinh.

-Sưu tầm


***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran

EDITED: 13 Aug 2021 08:24 by HTHINH

0/0
 Reply   Quote More 

 From:  tieutuong (HTHINH)   
 To:  ALL
103865.20 



SÀI GÒN TÁNH KÌ !

Saigon chập mạch!???


Chập thiệt chứ đùa sao..
– Ai đời đi thay pin cái máy, ghé tiệm hỏi. Chị chủ kêu, pin có 2 loại, loại thường 60k, loại khác nhãn của Thụy Sỹ, 150k. Em lấy loại 60k nè, chất lượng gần như nhau, khác cái mác thôi!
– Đi mua con cá chép chợ hẻm, giá 90k, bóp còn mỗi 60k. Anh bán cá không quen biết nói: thôi em đưa 60k cũng được, hôm nào ghé gửi anh 30k sau.
Quen biết gì đâu, tui xù thì răng?
– Sáng đi bộ, gặp anh Hai từ miền Tây lên bán rau. Thấy rau xanh tươi, mua hẳn 50k. Lúc tính tiền mới nhớ mình mặc đồ lót đi bộ, đâu có mang bóp. Anh Hai miền Tây cười tươi thiệt tươi: “Thôi khỏi, chừng nào anh gặp tui lại, trả sau cũng được mà”. Quen biết gì đâu. Báo hại tui suốt 1 tuần phải đi bộ đúng đường đó, đúng giờ đó mới gặp lại anh Hai rau. Saigon gài bẫy tui chăng?
– Tết nhất, bát bún ốc, bún dọc mùng xứ này xứ kia tăng giá rầm trời. Miệt Thủ đô có khi 150k/bát tỉnh rụi. Saigon lơ ngơ viết lên tờ A4: “Vì dịp Tết, quán phải thuê nhân công giá mắc hơn, nên giá mỗi tô xin phụ thu thêm 5k, thành 30k”.
– Có thằng em miền trung vào Saigon bán bánh canh cá lóc xứ Quảng, Tết hồi nẳm nó ở lại bán hàng. Ba ngày Tết tất toán xong, nhờ bạn chở ra tiệm sắm đúng 1 cây vàng tiền lãi ròng vì nó bán cũng chỉ lên giá đúng 5k. Khách đến ăn rầm trời, lấy đông bù giá là đó.
– Chợ búa ở Saigon ít nói thách, giá nhiêu mua nhiêu. Đâu có như nơi đâu, cái áo đề 780k, kêu tui còn 180k, bán luôn.
– Ông anh Saigon ra Hà Nội, ghé quán trà đá vỉa hè. Lúc tính tiền cốc trà đá, kêu 20k. “Sao mắc dữ vậy?”. Đáp tỉnh rụi hà: “Ối dồi! Trà Thái nó đắt lắm. Mà dân Saigon thiếu gì tiền”. Dân Saigon thừa tiền nên uống ly cà phê 12k, ngồi đồng cả ngày với wifi, với trà đá miễn phí châm liên tục.
Vâng, Saigon thiếu gì tiền. Saigon chắt bóp từng đồng thôi. Như cái ở Tô Hiến Thành, quận 10, các y bác sỹ góp tiền lại, đổi ra tiền lẻ 5k, bỏ vô thùng mica trưng ngoài đường với dòng chữ: “Nếu bạn gặp khó khăn hãy lấy 3 tờ”. 3 tờ vị chi là 15k, đủ một suất cơm bé mọn cho người cơ nhỡ.
– Saigon không thiếu tiền. Vậy nên mới có anh Lâm Văn Cuộc, bảo vệ ở quán cà phê trên đường Mạc Thị Bưởi. Thấy ai hư xe hoặc hết xăng anh đều giúp đỡ. Ai móc tiền ra gửi biếu, anh đều thẳng thừng từ chối và nói: “Khỏi mà!”. Xe nào hết xăng thì anh lấy xăng xe mình chiết ra cho. Những người được cho ai cũng thấy cũng lạ, hỏi sao anh giúp nhiệt tình vậy. Anh chỉ đáp: “Trời ơi, tiền bạc gì. Xe tôi lúc nào cũng đầy bình, cho một chai xăng xị rưỡi, hai xị có đáng là bao”.
– Lại có anh Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, quê Tiền Giang). Lên Saigon làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu (quận 4). Sau giờ làm anh ra vỉa hè ngủ và trưng cái biển lạ đời “Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Đừng ngại, kêu vá liền. 24/24”.
– “Saigon không thiếu tiền” nói xuôi hay nói ngược đều được. Bởi nói xuôi thì rằng Saigon là đầu tàu kinh tế cả nước. Nói ngược là bởi Saigon còn rất nhiều phận đời lầm lũi. Nhưng trong Saigon có cái tình, cái tình ngu ngơ, chập mạch nặng.
– Ở Saigon, ghé cây xăng đổ, tự nhiên có một bác già cầm tờ 10k, 2 tờ loại 2k đi xin thêm những người đổ xăng ở cạnh: “Xe tui hết xăng, xin cho tui 10k để đổ cho tròn 20k”. Đừng ngạc nhiên khi những người đó lặng lẽ móc bóp, phụ thêm cho bác dăm mười ngàn để bác đổ đầy bình mà về Củ Chi.
Đúng là Saigon chập mạch, chập nặng lắm rồi! Nhưng tôi vẫn yêu Saigon từ đáy tim mình.. 

Huỳnh Vĩnh Linh
Từ fb Pham Mylan


***********************************
"Muốn hiểu tâm hồn một người, đừng nhìn vào những điều hắn đạt được, hãy xét đến những điều hắn muốn làm."
Kahlil Gibran
+1/1
 Reply   Quote More 

Reply to All    
 

1–20

Rate my interest:

Adjust text size : Smaller 10 Larger

@2019 Project Beehive Forum  

Forum Stats